Tiền pháp định vs Tiền mã hoá: Liệu có thể tồn tại cùng nhau?

2021-05-27

Tìm hiều đằng sau sự phát triển của tiền tệ và sự gia tăng của các loại tiền mã hoá như Bitcoin. 

 

Các nội dung chính

  • Tiền pháp định là loại tiền được sử dụng phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay.

  • Các đồng tiền pháp định, thực tế không có giá trị nội tại; thay vào đó, giá trị của nó được xác định bởi những chính phủ phát hành ra chúng.

  • Tiền mã hoá là một dạng tiền kỹ thuật số được cung cấp bởi công nghệ blockchain.

  • Cũng như tiền pháp định, bạn có thể gửi và nhận, chi tiêu, tiết kiệm và trao tặng tiền mã hoá (Xem thêm: Nghiên cứu của Binance về việc sử dụng tiền mã hoá )

  • Nhưng khác với tiền pháp định, hầu hết các đồng tiền mã hoá đều phi tập trung, bất biến và không cần yếu tố niềm tin.

  • Và cuối cùng, tiền mã hoá mang lại những lợi thế cụ thể và rõ rệt hơn so với tiền pháp định, nhưng việc để đưa tiền mã hoá áp dụng chính thống vẫn còn nhiều khó khăn. 

Tiền pháp định là gì? 

Là tiền mặt. Là những tờ tiền. Là Đô la Mỹ. Là Việt Nam đồng. Bất kể bạn gọi số tiền trong ví hay tài khoản ngân hàng của mình là gì đi chăng nữa, rất có thể “tiền” bạn đang sở hữu là một loại tiền tệ được gọi chung là tiền pháp định. 

Ở dạng cơ bản nhất, tiền pháp định xuất hiện dưới dạng tiền xu hoặc hóa đơn giấy, được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Các loại tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, như Đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật hoặc đồng bảng Anh đều là các đồng tiền pháp định. Mặc dù có nhiều loại tiền pháp định khác nhau, nhưng tất cả chúng đều do các chính phủ phát hành và không có loại nào được hỗ trợ bởi các hàng hóa như vàng hoặc bạc. Chính vì vậy, tiền pháp định không được xem là có giá trị nội tại.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tiền pháp định không phải không có giá trị — nói đúng hơn, đồng tiền này nhận được giá trị từ các chính phủ phát hành nó. Trên thực tế, hầu như bất kỳ thứ gì được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi đều có thể được coi là “tiền”, đưa chúng ta đến với các loại tiền mã hoá như Bitcoin ...

Tiền mã hoá là gì? 

Là tiền kỹ thuật số. Là đồng tiền internet ma thuật. Là tiền điện tử, tiền ảo. Cũng như tiền pháp định, có rất nhiều tên gọi cho tiền mã hoá, nhưng nói chung, tiền mã hoá là một dạng tiền kỹ thuật số. Tại sao lại gọi là tiền kỹ thuật số? Đó là vì, bạn có thể gửi và nhận tiền mã hoá, sử dụng tiền mã hoá để thanh toán hàng hóa và dịch vụ, trao tặng hoặc tiết kiệm — nhưng những điều này đều cần kết nối internet. 

Có hàng nghìn loại tiền mã hoá khác nhau, từ Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) đến BNB và Dogecoin (DOGE), và tất cả chúng đều được ứng dụng bởi công nghệ blockchain để có thể giao dịch tiền mã hoá với nhau trở nên khả thi. 

 

Tiền pháp định và tiền mã hoá giống nhau như thế nào? 

Tiền pháp định và tiền mã hoá có một số điểm tương đồng: cả hai đều không có giá trị nội tại, tức là chúng không dựa trên một loại hàng hóa như vàng hoặc bạc. Phần lớn giá trị của chúng đến từ sự chấp nhận rộng rãi của mọi người trên khắp thế giới. Hai loại đồng tiền này cũng có thể được chia nhỏ — giống như một Euro có thể được chia thành 100 cent, 1 Bitcoin (BTC) có thể được chia thành ít nhất là 0,00000001 BTC. 

Như đã đề cập trước đây, bạn có thể gửi và nhận tiền mã hoá, sử dụng chúng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ, trao tặng hoặc tiết kiệm. 

Tiền pháp định và tiền mã hoá khác nhau như thế nào? 

Có một số khác biệt quan trọng cần lưu ý về tiền mã hoá, và đây là những điểm khác biệt đưa tiền mã hoá đến một vị thế nổi trội hơn so với tiền pháp định. 

Khác với tiền pháp định, hầu hết các đồng tiền mã hoá không được phát hành bởi các chính phủ. Thay vào đó, nhiều loại tiền mã hoá đều phi tập trung, vì vậy không có cơ quan quyền lực nào có thể quyết định phát hành thêm tiền mã hoá và gây tác động đến giá trị của nó (hoặc thay đổi các quy tắc của đồng tiền). Các đồng tiền mã hoá phi tập trung có khả năng phục hồi cao và không yêu cầu bên thứ ba xác thực giao dịch (chẳng hạn như ngân hàng). Bởi vì các giao dịch được xác minh bằng công nghệ blockchain, tất cả các giao dịch được ghi lại vĩnh viễn và không thể thay đổi, biến tiền mã hoá thành một công cụ đặc biệt an toàn để trao đổi giá trị. 

Vậy liệu hai hình thức tiền tệ này có thể cùng tồn tại? 

Mặc dù một số người thắc mắc liệu tiền mã hoá thực sự có thể thay thế tiền pháp định hay không, nhưng thật ra, cả hai đồng tiền đều có ưu thế tồn tại riêng của mình. Một điểm yếu thường được nhắc đến thường xuyên của tiền pháp định là tính dễ bị lạm phát. Chính quyền địa phương có thể tăng cung tiền theo ý muốn, làm giảm giá trị của nó theo thời gian. Trong trường hợp xấu hơn, bất ổn kinh tế có thể dẫn đến siêu lạm phát, điều này nhanh chóng làm giảm giá trị và mức độ đáng tin cậy của tiền pháp định. 

Mặt khác, Bitcoin, đồng tiền mã hoá phổ biến nhất thế giới, có nguồn cung cố định là ~ 21 triệu coin. Do nguồn cung hạn chế của nó, nhiều người thích giữ Bitcoin với hy vọng giá trị của nó sẽ tăng lên, thay vì sử dụng nó như một phương tiện trao đổi.

Ngoài ra, mặc dù tiền mã hoá đang nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi, nhưng tỷ lệ chấp nhận vẫn rất nhỏ so với tiền pháp định, đồng tiền vốn đang được sử dụng trên toàn cầu. Sự phức tạp tương đối của tiền mã hoá đã phần nào hạn chế sự hấp dẫn của nó, mặc dù các thế hệ người dùng am hiểu công nghệ kế tiếp chắc chắn sẽ thay đổi điều này. 

Tổng kết

Để kết luận, ta hoàn toàn có thể nói rằng, tiền mã hoá sẽ tồn tại lâu dài. Chúng mang đến rất nhiều lợi thế so với đồng tiền pháp định hiện có ngày nay, nhưng việc đưa vào áp dụng chính thống vẫn chưa thực sự được chấp thuận. Khi công nghệ tiếp tục phát triển theo thời gian, tiền tệ kỹ thuật số rồi cũng sẽ có thể chứng minh được chỗ đứng của mình trong tương lai không xa. 

Bạn muốn bắt đầu sử dụng tiền mã hoá? Bắt đầu ngay hành trình tiền mã hóa của bạn với Binance

Bắt đầu bằng cách đăng ký Tài khoản Binance.com hoặc tải xuống Ứng dụng giao dịch tiền mã hoá Binance . Tiếp theo, xác minh tài khoản của bạn để tăng giới hạn mua. Sau khi bạn đã xác minh tài khoản của mình, có hai cách chính để mua tiền mã hoá trên Binance bằng tiền mặt: bạn có thể mua tiền mã hoá bằng tiền mặt qua chuyển khoản ngân hàng hoặc các kênh thẻ hoặc mua tiền mã hoá bằng tiền mặt từ những người bán khác trên Binance P2P.

Mua Bitcoin bằng Thẻ tín dụng, Thẻ ghi nợ hoặc Chuyển khoản ngân hàng

Liên kết thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản ngân hàng của bạn (chỉ khả dụng tùy theo khu vực) là một trong những cách thức đơn giản nhất để mua Bitcoin và hơn 100+ đồng tiền mã hoá khác.  

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch tiền mã hóa là hoạt động chịu rủi ro thị trường rất cao. Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất giao dịch nào của bạn. Các ý kiến và tuyên bố trên không được xem là lời khuyên tài chính.

Hãy tham khảo mục FAQ sau để biết thêm thông tin hữu ích: