Funding Rate của Hợp đồng Tương lai là gì và tại sao mức giá này quan trọng

2022-01-26

Điểm chính:

  • Không giống như các Hợp đồng Tương lai thông thường, Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu cung cấp cho trader khả năng nắm giữ vị thế mà không có ngày đáo hạn.

  • Vì các Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu không bao giờ được thanh toán, các sàn giao dịch sử dụng Funding Rate để đảm bảo rằng giá Hợp đồng Tương lai thường xuyên di chuyển về gần với giá chỉ số.

  • Funding Rate là những khoản thanh toán định kỳ cho hoặc bởi các trader đang long hoặc short dựa trên sự khác biệt giữa giá Spot và giá thị trường Hợp đồng vĩnh cửu.

So sánh Hợp đồng Tương lai truyền thống và Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu

Một tính năng chính của Hợp đồng Tương lai truyền thống là ngày đáo hạn. Khi hợp đồng hết hạn, quy trình thanh toán sẽ bắt đầu.

Thông thường, các Hợp đồng Tương lai truyền thống được thanh toán trên cơ sở hằng tháng hoặc hằng quý. Tại thời điểm thanh toán, giá hợp đồng sẽ di chuyển về gần giá Spot và mọi vị thế đang mở đều sẽ hết hạn.

Hợp đồng vĩnh cửu là sản phẩm đang được nhiều sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá cung cấp và có thiết kế tương tự Hợp đồng Tương lai truyền thống. Tuy nhiên, Hợp đồng vĩnh cửu có một điểm khác biệt chính. 

Khác với các Hợp đồng Tương lai thông thường, trader có thể duy trì vị thế của mình mãi mãi, không có ngày đáo hạn và cũng không cần theo dõi các tháng giao khác nhau. Ví dụ: một trader có thể giữ vị thế short mãi mãi trừ khi bị thanh lý. Do đó, hoạt động giao dịch Hợp đồng vĩnh cửu sẽ gần như giống y hệt các cặp giao dịch trên thị trường Spot. 

Do Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu không bao giờ thanh toán theo cách truyền thống nên các sàn giao dịch cần một cơ chế để đảm bảo giá Hợp đồng Tương lai thường xuyên di chuyển về gần với giá chỉ số. Cơ chế này còn được gọi là Funding Rate.

Funding Rate là gì?

Funding Rate là các khoản thanh toán định kỳ cho các trader đang long hoặc short dựa trên sự khác biệt giữa giá Spot và giá thị trường Hợp đồng vĩnh cửu. Do đó, tùy thuộc vào vị thế đang mở, trader sẽ trả tiền hoặc sẽ nhận tiền. 

Funding Rate tiền mã hóa ngăn ngừa giá của hai thị trường phân kỳ kéo dài. Funding Rate được tính lại nhiều lần mỗi ngày - Binance Futures tính lại mỗi 8 tiếng một lần. 

Trên Binance Futures, Funding Rate (được tô màu đỏ) và đếm ngược đến đợt funding tiếp theo (được tô màu vàng) được thể hiện như sau: 

Hình 1 - Funding Rate hiển thị trên Binance Futures

Nguồn: Binance Futures

Yếu tố nào ảnh hưởng đến funding rate?

Funding Rate bao gồm hai thành phần chính: lãi suất và phí quyền chọn. 

Trên Binance Futures, lãi suất được cố định ở mức 0,03% hằng ngày (0,01% cho mỗi khoảng thời gian Funding), ngoại trừ các hợp đồng như BNBUSDT và BNBBUSD, trong đó lãi suất là 0%. Trong khi đó, phí quyền chọn biến động tuỳ thuộc vào chênh lệch giá giữa Hợp đồng vĩnh cửu và giá đánh dấu.

Trong những lúc thị trường biến động mạnh, giá giữa Hợp đồng vĩnh cửu và giá đánh dấu có thể khác nhau. Khi đó, phí quyền chọn sẽ tăng lên hoặc giảm xuống tương ứng. 

Mức chênh lệch càng lớn, phí quyền chọn càng lớn. Ngược lại, phí quyền chọn thấp chứng tỏ độ chênh lệch giữa hai mức giá là không nhiều. 

Khi Funding Rate dương, giá của Hợp đồng vĩnh cửu thường cao hơn giá đánh dấu. Do đó, các trader long thanh toán cho các vị thế short. Ngược lại, Funding Rate âm nghĩa là các vị thế short thanh toán cho các giao dịch long. 

Funding Rate được trả ngang hàng. Do đó, Binance không tính phí trên Funding Rate do đây là khoản phí người dùng thanh toán trực tiếp cho nhau.

Funding Rate tác động đến trader như thế nào?

Vì việc tính Funding có xem xét mức đòn bẩy sử dụng nên Funding Rate có thể có tác động lớn đến lợi nhuận và lỗ của trader. Với mức đòn bẩy cao, một trader phải trả funding có thể bị lỗ và bị thanh lý ngay cả khi thị trường ít biến động. 

Mặt khác, việc nhận funding có thể giúp sinh ra nhiều lời, đặc biệt là khi giao dịch giữa các vùng kháng cự và hỗ trợ.

Do đó, nhà đầu tư có thể phát triển các chiến lược khác nhau để tận dụng funding rate và kiếm lời kể cả khi thị trường biến động nhẹ.

Về bản chất, funding rate được thiết kế để khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn những vị thế mà giữ cho giá hợp đồng tương lai không kỳ hạn tương đồng với giá spot.

Tương quan với tâm lý thị trường

Nhìn lại lịch sử, Funding Rate tiền mã hóa thường tương quan với xu hướng chung của tài sản cơ sở. Sự tương quan không có nghĩa Funding Rate đang chi phối thị trường Spot mà ngược lại. Đồ thị dưới đây cho thấy mức độ tương quan giữa Funding Rate với giá Spot của BTC trong khoảng thời gian 30 ngày:

Đồ thị 1 - Tương quan giữa funding rate và mức độ thay đổi giá BTC

Nguồn: Glassnodes, dữ liệu từ ngày 26/12/2021 đến ngày 25/01/2022.

Như được thể hiện trong Biểu đồ 1, Funding Rate đã giảm khi giá BTC giảm kể từ cuối năm 2021. Funding Rate tăng cao cho thấy dấu hiệu tin tưởng vào tiềm năng tăng giá hơn nữa của thị trường. Tuy nhiên, nhiều trader đã nhận thức được phí funding ngày càng tăng, giúp giá Hợp đồng Tương lai ngang bằng với giá Spot.

So sánh funding rate trong lịch sử giữa các nền tảng phái sinh tiền mã hoá khác nhau

Hiện tại đang có 9 sàn giao dịch lớn cung cấp Hợp đồng vĩnh cửu. Nhìn chung, các trader thích những nền tảng có mức Funding Rate thấp bởi tỷ lệ này có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và lỗ. Dưới đây là so sánh nhanh về Funding Rate của Hợp đồng Tương lai Bitcoin trên các sàn giao dịch lớn:

Đồ thị 2 - So sánh funding rate giữa các nền tảng giao dịch lớn trong vòng 30 ngày

Nguồn: Glassnodes, dữ liệu từ ngày 26/12/2021 đến ngày 20/01/2022.

Nhìn chung, Funding Rate trung bình trên các sàn giao dịch lớn là -0,007%. Như đã đề cập, những tỷ lệ này sẽ thay đổi dựa trên thay đổi về giá của tài sản cơ sở. 

Theo Glassnode, Funding Rate trong quá khứ trên Binance Futures thường thấp hơn trung bình toàn ngành, với giá trị trung bình là 0,0094%. Ví dụ: một trader chỉ phải trả 9,4 USD cho vị thế trị giá 100.000 USD trên Binance Futures, trong khi ở các nền tảng khác, Funding Rate có thể cao hơn từ 10-20%.

Làm sao Binance Futures có thể duy trì mức funding rate thấp?

Một trong những lí do chính giúp Binance Futures có thể duy trì mức Funding Rate thấp là nhờ khả năng kinh doanh chênh lệch giá dễ dàng giữa thị trường Spot với Hợp đồng Tương lai. 

Tiền mã hoá là một thị trường không bao giờ ngủ. Do vậy, các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá luôn luôn tồn tại. Binance Futures cho phép trader chuyển qua lại giữa thị trường Spot và Hợp đồng Tương lai dễ dàng và nhanh chóng, nhờ đó kiếm lời từ những cơ hội này. 

Chính vì thế, sự chênh lệch giữa giá Hợp đồng vĩnh cửu và giá đánh dấu luôn luôn được tận dụng để kinh doanh chênh lệch giá, dẫn đến chênh lệch giữa hai mức giá này luôn ở mức thấp. Dù những biến động mạnh có thể làm Funding Rate đột ngột tăng vọt, người kinh doanh chênh lệch giá sẽ nhanh chóng chớp lấy những cơ hội này. Do đó, Funding Rate cuối cùng sẽ quay về mức trung bình.   

Trên những sàn giao dịch khác nơi kinh doanh chênh lệch giá bị giới hạn hơn, Funding Rate thường sẽ cao hơn. Nguyên nhân là vì giới hạn chuyển đổi qua lại giữa thị trường Spot và Hợp đồng Tương lai. Ví dụ: một số sàn giao dịch còn giới hạn số lượng chuyển tiền tối đa trong một ngày. 

Tổng kết

Funding Rate tiền mã hóa đóng vai trò quan trọng trong thị trường hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu. Đa số các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá đều sử dụng một cơ chế Funding Rate để giữ cho giá hợp đồng tương ứng với giá chỉ số ở mọi thời điểm. Tỷ lệ này biến đổi khi giá tài sản tăng hoặc giảm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố thị trường. 

Bên cạnh đó, Funding Rate tiền mã hóa còn khác nhau tuỳ vào các sàn giao dịch - trên một số sàn, tỷ lệ này thường xuyên ở mức cao. Trái lại, những nền tảng khác như Binance Futures duy trì Funding Rate ở mức thấp. Điều này có được đa phần là vì khác biệt về tính năng của nền tảng giao dịch giữa các sàn. Trên các sàn giao dịch cho phép chuyển đổi suôn sẻ giữa thị trường Spot và Hợp đồng Tương lai, trader có thể dễ dàng kinh doanh chênh lệch giá hơn. Nhờ đó, những hoạt động kém hiệu quả có thể nhanh chóng bị loại bỏ. 

Đọc các bài viết hữu ích sau để biết thêm thông tin: