Cả thế giới hướng về Crypto: Top 5 quốc gia hiện đã chấp nhận Crypto và lợi ích của BUSD

2021-08-12

Các điểm chính

  • Với lượng người dùng vào khoảng 300 triệu người vào năm 2021, tiền mã hoá đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đồng nghĩa, tiền mã hoá vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển và mở rộng hơn trên toàn cầu, và dù con số người dùng crypto hiện tại đã ngày một tăng, nhưng 300 triệu người dùng crypto vẫn chỉ chiếm bằng 4% dân số thế giới. 

  • Trong một cuộc khảo sát giá hàng chục quốc gia theo mức độ sử dụng tiền mã hoá được thực hiện gần đây, chúng tôi đã ghi nhận 5 quốc gia nổi bật với tỷ lệ chấp nhận sử dụng tiền mã hoá đạt tối thiểu 16%.

  • Một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy việc chấp nhận sử dụng tiền mã hoá trên quy mô rộng khắp hơn đó chính là sự có mặt của các đồng stablecoin như BUSD, với vai trò làm cầu nối giữa tiền pháp định và tiền mã hoá.

 

Nếu sử sách có ghi nhận lại về vận động của kinh tế trong vài năm tới, hẳn sẽ có thể, họ sẽ ghi nhận được rằng năm 2021 là năm chuyển biến xu hướng chấp nhận toàn cầu đối với tiền mã hoá. Theo một ước tính gần đây từ công ty công nghệ blockchain TripleA, tính đến năm nay, khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới đã sở hữu hoặc sử dụng tiền mã hoá vào một thời điểm nào đó trong đời. 

Điều gì đã thay đổi vào năm 2021?

Năm nay, chúng ta đã nhận thấy rất nhiều yếu tố xúc tác thúc đẩy việc chấp nhận và công nhận tiền mã hoá để đồng tiền này có thể đạt được những đỉnh cao của mình trong thời gian gần đây. 

1. Bitcoin và Altcoin đạt đỉnh giá cao nhất từ trước đến nay

Vào năm 2020, Bitcoin đã trải qua một đợt trượt giá chớp nhoáng trước tác động của đại dịch, khiến giá giảm xuống dưới 4.000 USD trước khi phục hồi và vượt qua mốc giá ATH - 20.000 USD vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, đỉnh giá vào năm 2020 và BTC đạt được chỉ là khúc dạo đầu cho một đợt tăng giá cực mạnh, đưa giá BTC lên trên mốc 60.000 USD vào tháng 5. Sự bùng nổ này đã cũng đã tạo động lực thúc đẩy tương tự cho các đồng tiền mã hoá khác, thu hút được đông đảo một lượng lớn những người dùng mới tham gia vào thị trường tiền mã hoá hơn nữa.2. Các bước chuyển mình của tiền mã hoá: DeFi, NFT, và nhiều hơn nữa

Bên cạnh những động lực được tạo ra bởi làn sóng Bitcoin, ngày càng có nhiều người được thu hút bởi tiền mã hoá chính bởi những bước tiến rõ rệt mà nó mang lại như các giải pháp sử dụng blockchain như DeFi (Tài chính phi tập trung), NFT (Token không thể thay thế) và nhiều hơn nữa, mở ra các cánh cửa mới trong ngành tiền mã hoá.

2. Sự tham gia của các tổ chức vào thị trường tiền mã hoá

Sự hiện diện nổi bật của các nhà đầu tư tổ chức là sự khác biệt rõ rệt nhất trong đợt tăng trưởng của năm nay so với thời điểm bùng nổ ngắn ngủi trong năm 2017. Vô số các công ty hàng đầu như Tesla, Square và MicroStrategy đã bắt đầu thông báo dự trữ Bitcoin, bên cạnh đó, các công ty giải pháp  thanh toán và fintech cũng đã bắt đầu đưa tiền mã hoá vào các dịch vụ của mình. Hiện tại, El Salvador, quốc gia vừa thông bố chính thức công nhận Bitcoin là loại tiền tệ hợp pháp.

3. Sự công nhận rộng rãi trong đại chúng

Ngành công nghiệp tiền mã hoá cũng đạt được mức tăng trưởng đáng nể trong số lượng người tham gia mua và sử dụng tiền mã hoá trong các hoạt động hằng ngày. Theo TripleA, có hơn 18.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới đã chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hoá, từ các cửa hàng bán lẻ cho đến các tập đoàn toàn cầu như Tesla, nhấn mạnh thêm về cách nhu cầu sử dụng tiền mã hoá, mở rộng tính ứng dụng của đồng tiền kỹ thuật số này hơn nữa!

Liệu đây đã là đỉnh cao của Tiền mã hoá hay chỉ mới là khởi đầu cho cuộc cách mạng sớm tới?

Mặc dù con số 300 triệu người dùng tiền mã hoá trên toàn cầu có vẻ như là một kỳ tích ấn tượng, nhưng nó vẫn còn ở một bước khá xa so với hệ thống tiền tệ toàn cầu mà ngành công nghiệp tiền mã hoá muốn hướng tới. Ví dụ như sứ mệnh mà tại Binance chúng tôi muốn hướng tới là mang đến "sự tự do tiền tệ", một sứ mệnh mang tầm vóc toàn cầu để đưa tiền mã hoá đến với mọi người trên toàn thế giới. 

Để làm rõ hơn việc con số 300 triệu người sử dụng vẫn chưa thực sự đủ, chúng ta hãy chuyển sang tỷ lệ, 300 triệu chỉ tương đương 3,8% dân số thế giới (7,9 tỷ người) hoặc tương đương 5,8% tổng số người trên trái đất ở độ tuổi từ 15 đến 65 (5,1 tỷ người). Tuy nhiên, tin tốt chúng ta có thể ghi nhận từ tỷ lệ phần trăm khiêm tốn đó là mức độ sử dụng toàn cầu này là một kỳ tích quan trọng đưa Bitcoin và công nghệ blockchain vượt qua giai đoạn đổi mới và bước sang giai đoạn khởi đầu cho sự công nhận rộng rãi hơn. 

Tóm lại, đường cong của biểu đồ ghi nhận sự chấp nhận tiền mã hoá trên quy mô toàn cầu đã thể hiện rằng việc ứng dụng các công nghệ mới như blockchain sẽ diễn ra trong năm giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, chỉ 2,5% người thử trải nghiệm công nghệ mới, thường là những người có tư duy đổi mới hoặc tiên phong. Khi vượt qua ngưỡng đó, thị trường tiền mã hoá sẽ bắt đầu thu hút được những người trong nhóm sớm chấp nhận các công nghệ mới hay tương đương 13,5% dân số toàn cầu tiếp theo. Đạt được mốc tiếp theo này, tiền mã hoá cần giới thiệu với blockchain nhóm 34% còn lại để đạt được sự ủng hộ và sử dụng của số đông.

Một khi đã đạt được độ phủ 50% lượng người sử dụng trên toàn cầu (tương đướng 2,55 tỷ người trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi), tiền mã hoá sẽ trở thành công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Để dễ hình dung hơn, Google có gần 4 tỷ người dùng, trong khi Facebook có gần 3 tỷ người dùng.

 

Top 5 quốc gia sử dụng tiền mã hoá

Ngoài các ước tính dựa trên nhân khẩu học, chúng ta cũng có thể đánh giá mức độ sử dụng tiền mã hoá trên cơ sở các quốc gia. Vì tồn tại vô số các yếu tốc khác nhau ở mỗi quốc gia trên thế giới, từ các khác biệt về kinh tế lẫn pháp chế, có những quốc gia đã đi trước và cởi mở hơn trong việc chấp nhận sử dụng tiền mã hoá. Trong đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các quốc gia này ở bên dưới theo thứ tự chấp nhận dựa trên cuộc khảo sát gần đây của Statista.

1. Nigeria - 32%

Đứng đầu danh sách là quốc gia châu Phi với gần 200 triệu dân, với dân số khá trẻ, có nhiều hiểu biết hơn về công nghệ. Với hầu hết người Nigeria thành thạo trong việc gửi và thanh toán tiền qua điện thoại của mình, gần một phần ba số người Nigeria được Statista khảo sát đã sử dụng hoặc sở hữu tiền mã hoá. 2. Việt Nam - 21%

Là quốc gia thuộc Đông Nam Á với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế với hơn 100 triệu dân. Việt Nam cũng ghi nhận một lượng cầu đáng nể đối với thị trường tiền mã hoá, với các hoạt động đa dạng từ giao dịch và P2P đến thanh toán cùng các ứng dụng đa dạng khác. Theo Chainalysis, các nhà giao dịch tiền mã hoá tại Việt Nam đã kiếm được 400 triệu USD thu nhập từ tiền mã hoá vào năm 2020.

2. Việt Nam - 21%

Là quốc gia thuộc Đông Nam Á với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế với hơn 100 triệu dân. Việt Nam cũng ghi nhận một lượng cầu đáng nể đối với thị trường tiền mã hoá, với các hoạt động đa dạng từ giao dịch và P2P đến thanh toán cùng các ứng dụng đa dạng khác. Theo Chainalysis, các nhà giao dịch tiền mã hoá tại Việt Nam đã kiếm được 400 triệu USD thu nhập từ tiền mã hoá vào năm 2020.

3. Philippines - 20%

Là một quốc gia Đông Nam Á khác có quy mô kinh tế và nhân khẩu học tương tự như Việt Nam, quốc đảo này đã cho thấy rằng họ rất thành thạo trong việc sử dụng tiền mã hoá. Ngân hàng trung ương của đất nước ngày đã cấp giấy phép cho các công ty tiền mã hoá, trong khi chính phủ của họ đang tiến hành phân phối trái phiếu thông qua một ứng dụng blockchain. Ở cấp độ cơ sở, Philippines đang trở thành một thị trường hấp dẫn các tựa game play-to-earn dựa trên công nghệ blockchain.

4. Thổ Nhĩ Kỳ - 16%

Toạ lạc ở điểm giao của châu Âu và châu Á, tại Thổ Nhĩ Kỳ, các công ty tiền mã hoá đã trở nên lớn đến mức họ tài trợ cho các đội tuyển bóng đá quốc gia, trong khi các câu lạc bộ bóng đá cũng phát hành các fan-token dựa trên blockchain. Một số người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã lập kỷ lục khi nói rằng Bitcoin là giải pháp đầu tư chính để thay thế của họ, vốn không hề đáng ngạc nhiên khi quốc gia này đã ghi nhận mức tăng 300 triệu USD từ Bitcoin vào năm ngoái.

5. Peru - 16%

Cùng với các quốc gia như Brazil, Argentina và Venezuela, Peru đã trở thành một trong những điểm nóng sử dụng tiền mã hoá với . Các quốc gia này ghi nhận các hoạt động lớn trên lĩnh vực tiền mã hoá để đáp ứng với các tình huống kinh tế tương ứng của họ. Trong khi ít nhất sáu quốc gia Mỹ Latinh đã chấp nhận tiền mã hoá đạt tỷ lệ chấp nhận sử dụng tiền mã hoá ở mức 2 con số thì Peru được xem là quốc gia tiên tiến nhất trong số các quốc gia này.

 

Nguồn: Statista

BUSD: Thúc đẩy việc chấp nhận sử dụng tiền mã hoá trên toàn thế giới

Việc sử dụng tiền mã hoá rộng rãi tại các quốc gia được đề cập ở trên có thể xuất phát từ những yếu tố đặc trưng của mỗi nước. Nhưng còn có một lý do thường xuyên bị đánh giá thấp đó chính là sự tiện lợi của việc  chuyển đổi đồng nội tệ sang stablecoin và các loại tiền mã hoá. Là một trong những đồng stablecoin được sử dụng nhiều nhất trên thị trường, BUSD đã giúp cho việc chuyển đổi sang tiền mã hoá dễ dàng hơn bao giờ hết cho hơn 1 triệu người dùng.

BUSD là một stablecoin được neo theo tỷ giá 1: 1 với đồng USD do Paxos phát hành và được Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York (NYDFS) phê duyệt. BUSD đã phát triển thành một trong 10 loại tiền mã hoá hàng đầu trên thế giới, đứng thứ 3 trong số tất cả các stablecoin , với vốn hóa thị trường hiện gần 12 tỷ USD chỉ trong chưa đầy một tháng sau khi đạt mốc 10 tỷ USD.

Dưới đây là năm lý do tại sao BUSD giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng tiền mã hoá trên toàn thế giới.

1. Được hàng triệu người tin cậy

Khoảng 1,1 triệu người hiện đã nắm giữ BUSD, với 63% trong số họ nắm giữ BUSD trực tuyến trên Binance Smart Chain. Điều này có nghĩa là hàng nghìn người đã tin tưởng BUSD là stablecoin mà họ tin chọn cho các giải pháp tài chính phi tập trung (DeFi) dựa trên blockchain, cũng như một số nền tảng khác trên toàn thế giới, với hơn 30 sàn giao dịch tiền mã hoá, hơn 20 ví và hơn 400 ứng dụng phi tập trung cùng hàng trăm tính ứng dụng khác nhau.

 

2. Các tiêu chuẩn tuân thủ cao

Là một stablecoin neo giá 1:1 vào USD được phát hành với Paxos và được chấp thuận bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS), BUSD tuân thủ các tiêu chuẩn tuân thủ nghiêm ngặt, bao gồm cả việc kiểm toán hàng tháng. Đây cũng chính là điều giúp cho BUSD trở thành tài sản kỹ thuật số được phê duyệt trước để lưu ký và giao dịch bởi bất kỳ đơn vị cấp phép tiền mã hoá nào của NYDFS, tăng cảm giác an toàn của người dùng khi sử dụng stablecoin.

3. Kết nối tài chính

Hòa nhập tài chính là một thách thức đối với các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả năm quốc gia mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Vai trò của BUSD như một cầu nối giữa tài chính truyền thống và DeFi để có thể góp phần giúp Binance hoàn thành được sứ mệnh mang lại “tự do tiền tệ” cho mọi người. Khi các rào cản của lĩnh vực tài chính truyến thống tiếp tục kéo dài (như mức lãi suất tiết kiệm gần bằng 0, lạm phát, v.v.), các stablecoin như BUSD mở ra cơ hội mới cho những người không thể kết nối với nền kinh tế toàn cầu để tìm kiếm cơ hội tăng thu nhập từ khoản tài sản tích luỹ của mình.

4. Mở ra cánh cửa cơ hội

Khi nói về DeFi và tích luỹ tài sản tăng thu nhập, BUSD mang đến mức APY (lợi nhuận hàng năm) hấp dẫn cho các dịch vụ DeFi như khai thác lợi suất (yield farming) và các pool thanh khoản. Bằng cách sử dụng BUSD, người dùng tiền mã hoá có thể tạo lợi nhuận một cách an toàn đồng thời bảo vệ bản thân khỏi những bất ổn liên quan đến tiền pháp định hoặc chấp nhận mức rủi ro cao hơn với các sản phẩm DeFi để nhận lại lợi nhuận hấp dẫn hơn.

5. Không tính phí

Song song với sứ mệnh mang lại “tự do tiền tệ”, Binance còn miễn phí giao dịch trên bốn cặp giao dịch với BUSD, không tính phí maker với tất cả giao dịch BUSD và không tính phí rút BUSD qua Binance Smart Chain. Tại Binance, chúng tôi còn thực hiện nhiều hơn nữa để đảm bảo việc sử dụng tiền mã hoá được phổ biến đến với nhiều người hơn mà không cần phải chi trả thêm bất kỳ loại phụ phí nào.

Kết luận: Đổi mới và hợp tác để đẩy mạnh sự chấp nhận tiền mã hoá trên toàn cầu

Nhìn chung, nếu muốn tiền mã hoá được sử dụng rộng rãi hơn, chúng ra cần kết hợp cả hai yếu tố cải tiến và hợp tác trên quy mô toàn cầu. Tại Binance, chúng tôi tin rằng bằng cách chủ động hợp tác với cơ quan quản lý địa phương và hướng toàn ngành tiền mã hoá đến một điểm đích lý tưởng — một trải nghiệm tiền mã hoá an toàn và đảm bảo cho mọi người dùng là cách tốt nhất để tiền mã hoá có thể được sử dụng rộng khắp hơn. Trong một cuộc họp báo ảo gần đây, CEO của Binance - Changpeng Zhao (CZ) cho biết, “Quan điểm của chúng tôi là sẽ rất tốt nếu có các cơ quan quản lý vào cuộc ... để đạt được 10%, 20%, 80%, 99% tỷ lệ chấp nhận sử dụng [tiền mã hoá]. ” 

Khi nỗ lực mở rộng việc sử dụng tiền mã hoá cho nhiều người hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên thực hiện các hoạt động đảm bảo bảo mật người dùng, như hoạt động chia sẻ kiến thức và bảo vệ người dùng, các biện pháp bảo mật nâng cao và duy trì một nền tảng ổn định và thường xuyên được kiểm tra, bảo trì.  Ngoài BUSD, Binance đã mang đến nhiều cải tiến mới mẻ để tạo điều kiện đẩy mạnh sự ứng dụng của tiền mã hoá hơn nữa, như Binance Card và Binance Pay, đồng thời mở ra nhiều phương diện để người dùng có thể sử dụng tiền mã hoá và blockchain, chẳng hạn như Binance NFT và nền tảng Binance Smart Chain - nền được dẫn dắt cộng đồng.

Trong khi tiền mã hoá tiếp tục trao quyền cho nhiều cá nhân hơn để có thể tiếp cận được nhiều cơ hội tài chính vốn chưa từng có trước đây, Binance sẽ tiếp tục giúp thúc đẩy sự phát triển của tiền mã hoá thông qua các dịch vụ như BUSD, trở thành một công nghệ mang tầm thay đổi thế giới và thiết yếu Facebook và Google.

Tham gia sử dụng tiền mã hoá và đăng ký tài khoản Binance ngay hôm nay.

Xem thêm các bài viết khác: 

Lưu ý: Bài viết này không quảng cáo cho bất kỳ loại tiền mã hoá nào và không nên được xem là lời khuyên đầu tư. Thay vào đó, bài viết này có thể giúp người đọc bắt đầu để hình thành nghiên cứu và đưa ra kết luận cho riêng mình. Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ kết quả nào phát sinh từ hoạt động giao dịch của bạn.