Perpetual Futures vs. Quarterly Futures: Đâu là điểm khác biệt?

2020-08-04

Một trong những yếu tố hấp dẫn nhất của giao dịch hợp đồng tương lai là khả năng có thể lập vị thế có sử dụng đòn bẩy lên đồng tiền mã hóa cơ sở mà chỉ cần phải bỏ ra một số tiền nhỏ so với giá trị thị trường thực tế của đồng tiền đó. 

Có rất nhiều thị trường hợp đồng tương lai mà người dùng có thể chọn để giao dịch trên Binance, được phân chia làm 2 loại sản phẩm chính: Perpetual Futures (Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu) Quarterly Futures (Hợp đồng Tương lai Theo quý).

Một câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ người dùng là đâu là điểm khác biệt giữa hai sản phẩm đó và những đặc điểm chính của từng loại hợp đồng là gì.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân biệt hai loại hợp đồng tương lai trên và hiểu rõ hơn về các sản phẩm mà người dùng có thể giao dịch để từ đó đa dạng hóa danh mục đầu tư cho bản thân.

Trước tiên, hãy cùng so sánh thông số kỹ thuật của hai loại hợp đồng này.

Thông tin chi tiết có thể xem thêm tại trang FAQs và hướng dẫn của chúng tôi.

Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu vs. Hợp đồng Tương lai Theo quý: Đâu là điểm khác biệt?

1. Ngày đáo hạn

Một hợp đồng tương lai truyền thống cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán tài sản cơ sở ở một mức giá đã định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Nói cách khác, hợp đồng tương lai sẽ đáo hạn dựa trên chu kỳ dương lịch tương ứng của nó. Ví dụ, hợp đồng BTCUSD Quarterly 0925 của chúng tôi là một hợp đồng tương lai theo quý mà sẽ đáo hạn trong thời gian 3 tháng kể từ ngày phát hành.

Mặt khác, hợp đồng tương lai vĩnh cửu, đúng như tên gọi của nó, sẽ không có thời điểm đáo hạn. Chính vì vậy, nhà đầu tư sẽ không cần phải ghi nhớ các mốc thời gian chuyển giao, khác với các loại hình hợp đồng tương lai truyền thống. Một nhà đầu tư có thể duy trì vị thế short của mình vĩnh viễn, trừ khi anh ta bị thanh lý.

Là một nhà đầu tư, bạn cần chú ý đến các thời điểm đáo hạn khác nhau bởi nó sẽ tác động lên chiến lược rời bỏ thị trường của bạn. Có hai khái niệm quan trọng bạn cần nắm vững trước khi bắt đầu. Chúng là Expiration date (Ngày đáo hạn) và Rollover (Chuyển hạn).

Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng để nhà đầu tư giao dịch hợp đồng, trên sàn Binance thì sẽ là ngày thứ Sáu thứ ba của tháng đáo hạn. Ví dụ, hợp đồng BTCUSD Quarterly 0925 sẽ đáo hạn vào ngày 25/09, còn hợp đồng BTCUSD 1225 Quarterly thì sẽ đáo hạn vào ngày 25/12. Trước thời điểm đáo hạn hợp đồng, nhà đầu tư sẽ có 3 lựa chọn:

  1. Đóng vị thế trước thời điểm đáo hạn

  2. Chuyển hạn từ hợp đồng tháng này sang hợp đồng tháng tiếp theo

  3. Để hợp đồng đáo hạn và nhận chuyển giao tài sản

2. Rollover

Vì hợp đồng tương lai vĩnh cửu không đáo hạn, do đó người dùng không cần phải ‘chuyển hạn’ vị thế của họ sang hợp đồng tháng tiếp theo. Rollover chỉ việc chuyển vị thế từ hợp đồng tháng trước mà sắp sửa đáo hạn sang hợp đồng của tháng tiếp theo. Mục đích của chuyển hạn hợp đồng sang một tháng khác là để tránh những chi phí và nghĩa vụ của quá trình thanh toán hợp đồng tương lai.

Vậy làm thế nào để nhà đầu tư có thể rollover hợp đồng tương lai của mình?

Để có thể chuyển hạn cho hợp đồng tương lai, nhà đầu tư đơn giản chỉ cần bán hợp đồng tháng trước và mua hợp đồng của tháng sau. Ví dụ, nếu bạn đang có vị thế long 10 hợp đồng BTCUSD tháng 9, bạn chỉ cần bán 10 hợp đồng tháng 9 này, đồng thời mua lại 10 hợp đồng BTCUSD tháng 12.

Nhà đầu tư sẽ phải tự xác định xem thời điểm để chuyển sang hợp đồng mới bằng cách theo dõi khối lượng giao dịch của cả hai hợp đồng. Thường thì khối lượng giao dịch của hợp đồng sắp đáo hạn càng về ngày đáo hạn thì sẽ càng giảm dần. 

Nhà đầu tư có ý định rollover hợp đồng có thể làm điều này ở bất kỳ lúc nào trước thời điểm đáo hạn, tuy nhiên tốt nhất là nên thực hiện trước ngày đáo hạn bởi thanh khoản trên thị trường sẽ suy giảm đáng kể khi giới đầu tư ồ ạt chuyển sang hợp đồng mới. Điều này có thể tạo ra các khoảng chênh lệch giá lớn và dẫn đến trượt giá.

3. Phí Funding

Khác với hợp đồng tương lai vĩnh cửu, hợp đồng tương lai theo quý không có phí funding. Điều này vô cùng có lợi cho những nhà đầu tư và nhà phòng hộ nào có chiến lược dài hạn bởi phí funding thường sẽ thay đổi theo thời gian. Đặc biệt, ở những lúc thị trường biến động dữ dội, phí funding tăng cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các vị thế dài hạn. Bên cạnh đó, việc tính toán phí funding còn cân nhắc cả mức đòn bẩy đã sử dụng, ảnh hưởng đến lời và lỗ của nhà đầu tư.

Như có thể thấy ở đồ thị trên, phí funding trên các thị trường hợp đồng tương lai vĩnh cửu BTC khác nhau đã tăng theo chiều đi lên của giá Bitcoin, cho thấy thị trường đã mất cân bằng vì có quá nhiều áp lực mua vào. Vì thế, điều này sẽ khiến chi phí nắm giữ các vị thế long trở nên tốn kém hơn. Từ đồ thị, có thể thấy phí funding đã tăng gấp đôi từ 0.05% lên 0.1% chỉ trong vài giờ đồng hồ, khi nhu cầu dành cho hợp đồng BTC trào dâng. Trong trường hợp này, một vị thế trị giá 100.000 USD sẽ khiến bạn phải bỏ ra đến 100 USD có thể tiếp tục nắm giữ.

4. Ký quỹ bằng BTC so với ký quỹ bằng USDT

Hợp đồng tương lai theo quý của Binance được định giá và thanh toán bằng BTC. Nói cách khác, bạn phải dùng BTC để làm tài sản ký quỹ ban đầu. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ không cần phải chuyển đổi Bitcoin thành các đồng stablecoin như Tether (USDT) để có thể mở vị thế hợp đồng tương lai.

Các nhà đầu tư Bitcoin dài hạn có thể phòng hộ cho vị thế của mình trên thị trường hợp đồng tương lai mà không cần phải chuyển đổi tài sản sang USDT. Nhờ vậy, họ không cần phải bán Bitcoin ở mức giá không mong muốn.

Để phòng hộ cho Bitcoin của bạn, bạn cần phải mở một vị thế short hợp đồng tương lai BTCUSD Quarterly 0925. Nếu giá Bitcoin giảm, lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai có thể bù đắp phần nào thiệt hại từ quỹ tiền Bitcoin của bạn. Bởi chúng được thanh toán bằng BTC, lợi nhuận từ hợp đồng có thể gia tăng quỹ tiền BTC của bạn trong dài hạn. Đây là một phương thức tuyệt vời để gia tăng tài sản BTC của bạn về lâu về dài.

5. Chiến lược giao dịch

Hợp đồng Tương lai Theo quý mang lại nhiều cơ hội giao dịch và cho phép người dùng thiết lập các chiến lược mua bán để mang về lợi nhuận mà không bị tác động bởi tình hình thị trường. Những chiến lược này thường được sử dụng trên các thị trường hợp đồng tương lai truyền thống và cũng có thể áp dụng đối với tiền mã hóa.

Here are some market-neutral strategies that you can consider:

Giao dịch Basis - Một giao dịch basis bao gồm một vị thế long đối với tài sản mã hóa cơ sở và một vị thế short đối với sản phẩm phái sinh của nó (hàm ý chỉ hợp đồng tương lai).

Basis là khái niệm đại diện cho sự chênh lệch giá giữa hợp đồng tương lai và thị trường spot giao dịch tài sản cơ sở. Mức chênh lệch này có thể dương hoặc âm, nhưng thường thì giá hợp đồng tương lai sẽ cao hơn giá trên thị trường spot. Đồng thời, basis sẽ càng lớn nếu thời gian đến ngày đáo hạn càng dài. 

Xem thêm: Tìm hiểu về Giá và Khái niệm Basis của Hợp đồng Tương lai.

Giao dịch Spread - Giao dịch Spread chỉ hoạt động vừa mua vừa bán hai hợp đồng tương lai có liên hệ với nhau. Ví dụ, nếu bạn mua (long) hợp đồng BTCUSD tháng 9 và bán (short) hợp đồng BTCUSD tháng 12, bạn sẽ lập cho mình một giao dịch spread.

Trong một giao dịch spread, bạn đang giao dịch sự chênh lệch giá trị giữa hai hợp đồng. Bạn sẽ muốn giá trị của bên long tăng nhiều hơn so với giá trị của bên short hoặc ngược lại.

Xem thêm: Lý giải “tất tần tật” về Giao dịch Spread của Hợp đồng Tương lai.

Tổng kết

Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu và Hợp đồng Tương lai Theo quý được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của người dùng. Nhìn chung, thị trường hợp đồng tương lai cung cấp cho người dùng mức độ linh hoạt không đâu sánh bằng, cho phép họ lập vị thế long hay short có đòn bẩy lên tiền mã hóa. Bên cạnh đó, sự linh hoạt này còn giúp nhà đầu tư thiết lập các vị thế trung lập với thị trường để thu về lợi nhuận mà không bị ảnh hưởng bởi thị trường tiền mã hóa nói chung.

Hợp đồng tương lai còn là một công cụ hữu hiệu để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nếu bạn đang có ý định giao dịch hợp đồng tương lai, bạn trước hết cần nắm rõ các ưu và nhược điểm của hợp đồng vĩnh cửu và hợp đồng theo quý. Để có thể tận dụng tối đa lợi ích của hợp đồng tương lai, lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là:

  1. Tìm một sàn giao dịch phù hợp với bản thân - Binance Futures cung cấp nhiều sản phẩm phái sinh tiền mã hóa đa dạng, như là hợp đồng tương lai vĩnh cửu, hợp đồng quyền chọn (options), token đòn bẩy (leveraged token) và mới nhất là hợp đồng tương lai theo quý.

  2. Đa dạng hóa danh mục đầu tư tiền mã hóa của bạn. Hãy cân nhắc sử dụng các chiến lược trung lập với thị trường để tận dụng những lợi ích của nó, như là đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm biến động giá trị của danh mục và tạo vùng đệm an toàn trước những biến động bất lợi của thị trường.