Thị trường Bear là gì và Làm sao để vượt qua (và tận dụng thị trường) này?

2021-06-17

Việc Bitcoin giảm từ 64.800 USD vào giữa tháng 4 năm 2021 xuống 31.100 USD vào đầu tháng 6 có thể báo hiệu thị trường bước vào mùa "bear", ai cũng có thể dễ dàng xem đây là một tin tức xấu cho thị trường nhưng cũng không ít người có thể nhận biết được những cơ hội để tận dụng trong bối cảnh thị trường này. 

 

Hiểu về Thị trường Bear trong ngành Tiền mã hoá

Sau đợt tăng giá kỷ lục của Bitcoin trong năm 2021, từ giá 29.300 USD vào đầu năm và đạt đỉnh 64.800 USD vào giữa tháng 4, chỉ trong vòng 60 ngày tiếp theo cho đến giữa tháng 6, làn sóng tăng giá đã xóa sạch trong đợt điều chỉnh thị trường lớn. Kể từ ngày 15 tháng 6, BTC đã quay trở lại mức trên 40.000 USD, lần đầu trong 25 ngày qua, ghi nhận dấu hiện của đợt giảm mạnh và thời gian khá dài để Bitcoin có thể thoát khỏi xu hướng giảm này.

Khi thị trường trải qua một đợt giảm giá lớn, thị trường đó được gọi là thị trường Bear. Thị trường này thường hiện hữu các chu kỳ giá bắt đầu bằng những đợt sụt giảm lớn, tạo tâm lý sợ hãi cho các trader tại vị thế họ đang nắm giữ và khiến họ nhanh chóng bán tháo, bán khống, shorting hoặc thoát hẳn thị trường, mở đầu cho một chuỗi hiệu ứng domino. Trong giai đoạn này, rất nhiều trader cảm thấy "bearish" (xu hướng giá giảm), tức, họ tin rằng giá sẽ giảm sâu trước khi có dấu hiệu hồi phục lại.

Đợt giảm giá gần đây của Bitcoin hẳn không phải là thị trường Bear đầu tiên mà ngành tiền mã hoá trải nghiệm. Crypto đã từng đối mặt với nhiều "mùa đông" thậm chí còn khắc nghiệt hơn rất nhiều lần, như:

  • Vào năm 2014, Bitcoin đã giảm từ 1.200 USD xuống còn 200 USD, giảm tới 86%.

  • Vào năm 2018, Bitcoin đã tăng từ mức cao 20.000 USD xuống mức thấp nhất là 3.000 USD.

  • Vào tháng 3 năm 2020, trong thời kỳ đại dịch bùng phát trên các thị trường toàn cầu, Bitcoin đã giảm từ 9.000 USD xuống còn 4.500 USD chỉ trong vài ngày.

Trải qua các thời kỳ như vậy, các trader của tiền mã hoá vẫn có thể vượt qua được thị trường Bear và giữ vững vị thế của chính mình để chuẩn bị cho thời điểm thị trường phục hồi. Nhưng không chỉ vậy, nhiều trader thậm chí có thể tối ưu ngay cả trong bối cảnh thị trường Bear u ám để thu về lợi nhuận cho mình. 

Làm sao để "sống sót" qua Thị trường Bear

Ngay cả trong một thị trường ảm đạm, nhiều trader vẫn có rất nhiều tip để "sống sót" qua mùa "gấu", một số tip là tuân thủ những nguyên tắc giao dịch nói chung, nhưng cũng có một số là những tính năng đặc biệt trên các sàn giao dịch, với dịch vụ và sản phẩm tài chính đa dạng như Binance. 

  • Mua đáy. Một trong những câu thần chú được trích dẫn phổ biến nhất trong giới giao dịch tiền mã hoá, "buy the dip" hya "mua đáy" có nghĩa là tận dụng thời điểm giá giảm sâu, để có thể vào lệnh tốt trong mùa thị trường giảm giá. Mục tiêu của động thái này là khi giá giảm đến một thời điểm nhất định, trader sẽ chỉ cần kiên nhẫn chờ giá phục hồi và nhận lại một khoản lời hậu hĩnh. Tuy nhiên...

  • Cẩn thận nếu bắt phải dao (falling knife). Không dễ để nhận ra đâu là điểm giá đáy thực sự và đâu là điểm giá "bắt dao", việc mua một tài sản đang giảm giá liên tục ở gần vùng giá đáy với hy vọng nó sẽ sớm hồi phục về vùng giá tốt cũng có nhiều rủi ro và nếu bắt trúng "điểm dao rơi" các trader sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu trong việc đầu tư của mình.

  • Tìm hiểu các sản phẩm tích luỹ tiền mã hoá như Binance Earn.  Đôi khi, các sản phẩm tiết kiệm bằng tiền mã hoá lại đem lại nhiều lợi nhuận hơn việc trade. Đặt biệt là trong thời điểm mà trading không mạng lại nhiều khoản lời như trước đây, các dịch vụ tiết kiệm bằng tiền mã hoá như Binance Earn có thể mang đến cho bạn nhiều cơ hội để phát triển danh mục đầu tư của mình. Stake các khoản tài sản crypto nhàn rỗi trong khi chờ thị trường phục hồi, và bạn sẽ thấy tài sản của mình tăng lên theo tỷ lệ phần trăm hàng năm (APY) lên đến 20% khi stake ETH 2.0 và 9% khi stake BNB, ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác với mức lãi gửi tiết kiệm hấp dẫn hơn hẳn so với dịch vụ cung cấp tại các ngân hàng

  • Tinh chỉnh các chiến lược giao dịch của bạn. Khi thị trường Bear mang đến nhiều cơ hội để vào thị trường với mức giá hấp dẫn, bạn nên sử dụng khoảng thời gian này để tối ưu chiến lược giao dịch của mình, cho dù bạn là một nhà giao dịch trong ngày hay chỉ thỉnh thoảng trade. Đến thời điểm thị trường tăng giá, bạn sẽ được trang bị tốt hơn để sẵn sàng thực hiện kế hoạch đầu tư của mình một cách tự tin nhất.

  • Mua stablecoin . Hầu hết các trader của tiền mã hoá vẫn đo lường lãi và lỗ giao dịch tiền mã hoá của họ thông qua giá trị fiat, cho dù là bằng USD hay đồng nội tệ của mình. Do đó, trong một thị trường Bear, có thể thận trọng khi chuyển đổi số phần trong danh mục đầu tư tiền mã hoá của bạn sang stablecoin để thoát khỏi các khoản lỗ tiềm ẩn. Sau đó, bạn có thể chuyển thêm lượng tiền fiat đang nắm giữ sang stablecoin để chuẩn bị cho bất kỳ cơ hội nào mà thị trường mang tới.

Tối ưu những cách "sinh tồn" trong Thị trường Bear này bằng cách gửi tiền vào Fiat trên Binance

Cho dù bạn chọn cách đối phó với thị trường Bear này bằng cách trau dồi kỹ năng giao dịch, chuyển tài sản vào stablecoin hay chuyển trọng tâm sang các hoạt động kiếm tiền phi giao dịch như staking, thì việc bảo toàn vốn cho cơ hội tiếp theo là một điều quan trọng để "sống sót" ở thị trường Bear. Tại Binance, chúng tôi cung cấp một nền tảng an toàn, đáng tin cậy và nhanh chóng để gửi tiền tệ fiat vào tài khoản Binance của bạn. Bằng cách này, bạn có thể nhận về các lợi thế sau:

  • Chuẩn bị tốt trước khi tham gia thị trường . Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị sẵn tiền fiat trong tài khoản Binance của mình cho các giao dịch lớn tiếp theo, thay vì rủi ro xử lý chậm trễ từ ngân hàng hoặc thẻ và khiến thời gian chờ đợi của bạn lâu hơn. Mặc dù bản thân Binance có quy trình thanh toán nhanh chóng cho các giao dịch fiat của bạn, nhưng chúng tôi không thể kiểm soát các thao tác do ngân hàng làm chủ.

  • Giành thế chủ động. Liên quan đến ý đầu tiên ở trển, việc xử lý tiền gửi fiat của bạn trước giúp bạn có đủ thời gian để phản ứng nhanh với thị trường, đặc biệt là khi phát hiện những dấu hiệu phục hồi đầu tiên trên thị trường tiền mã hoá hoặc tham gia staking hoặc các cơ hội tài chính hấp dẫn không thể bỏ lỡ trên Binance.

Tổng kết

Ngoài tâm lý thị trường phổ biến, cho dù trong thị trường Bear hay thị trường bull, nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá tiền mã hoá. Thị trường tiền mã hóa vốn rất biến động, vì vậy, hãy chỉ đầu tư với số tiền mà bạn có thể chấp nhận mất. Hãy tự nghiên cứu trước khi bắt đầu giao dịch, những động thái hấp tấp có thể khiến bạn mất tiền trong ngắn hạn và dài hạn.

Bạn muốn bắt đầu mua tiền mã hoá? Bắt đầu ngay hành trình tiền mã hóa của bạn với Binance

Bắt đầu bằng cách đăng ký Tài khoản Binance.com hoặc tải xuống Ứng dụng giao dịch tiền mã hoá Binance. Tiếp theo, xác minh tài khoản của bạn để tăng giới hạn mua. Sau khi bạn đã xác minh tài khoản của mình, có hai cách chính để mua tiền mã hoá trên Binance bằng tiền mặt: bạn có thể mua tiền mã hoá bằng tiền mặt qua chuyển khoản ngân hàng hoặc các kênh thẻ hoặc mua tiền mã hoá bằng tiền mặt từ những người bán khác trên Binance P2P.

Mua Bitcoin bằng cách Chuyển khoản Ngân hàng

Liên kết thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản ngân hàng của bạn (chỉ khả dụng tùy theo khu vực) là một trong những cách thức đơn giản nhất để mua Bitcoin và hơn 100+ đồng tiền mã hoá khác.  

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch tiền mã hóa là hoạt động chịu rủi ro thị trường rất cao. Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất giao dịch nào của bạn. Các ý kiến và tuyên bố trên không được xem là lời khuyên tài chính

Hãy tham khảo mục FAQ sau để biết thêm thông tin hữu ích: