Tương lai của NFT: Không chỉ là một sản phẩm sưu tập kỹ thuật số
Các điểm chính
NFT đang phát triển để có thêm các ứng dụng tiện ích trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như game, giải trí và nghệ thuật
Các ứng dụng của NFT trong trò chơi đặc biệt đáng chú ý, như GameFi, Play-to-Earn và phát minh mới nhất là một hệ sinh thái trò chơi phi tập trung
NFT cũng ngày càng được dùng nhiều làm thẻ độc quyền cho các câu lạc bộ, cộng đồng hoặc thậm chí là trải nghiệm thực tế
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong hoạt động sáng tạo và chấp nhận NFT, NFT sẽ tiếp tục phát triển trong lĩnh vực công nghệ để thúc đẩy sự thay đổi lớn hơn trên thế giới
Thế giới tràn ngập của cải khiến ham muốn sở hữu của chúng ta tăng cao, nhưng sẽ hiếm thứ nào có được sự thu hút như NFT vào thời điểm này. Hiện tượng NFT (Non-Fungible Token: Token không thể thay thế) đã lan rộng toàn cầu, thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người hâm mộ bộ sưu tập và những người theo xu hướng. Về bản chất, NFT không chỉ là tài sản kỹ thuật số có thể thu thập được trên blockchain – chúng là những tài sản có giá trị với các ứng dụng thực tế trong nhiều lĩnh vực.
NFT đã trở thành một phương tiện nghệ thuật mới ở định dạng nghe nhìn có sức mạnh chiếm lĩnh thị trường nghệ thuật. Sau khi các nhà đấu giá nổi tiếng như Christie's và các bảo tàng như The State Hermitage ở Nga đã công nhận NFT là một hình thức nghệ thuật mới, rõ ràng NFT không chỉ là một cơn sốt nhất thời nữa.
Lần thành công sớm nhất của nghệ thuật NFT có thể được bắt nguồn từ một trò chơi sưu tầm dựa trên Ethereum từ năm 2017, có tên là CryptoKitties. Trong lần phát hành đầu tiên, lượng người dùng đổ xô đi mua những chú mèo con kỹ thuật số quý hiếm tăng vọt, khiến các máy chủ ngừng hoạt động. Kể từ đó, NFT đã phát triển từ các tệp JPEG trên blockchain thành các vật phẩm có giá trị trên khắp các vũ trụ game. Chức năng của NFT trong trò chơi khiến chúng vừa là tài sản đầu tư, vừa là công cụ tiện ích mang lại khả năng cho người chơi.
Trải nghiệm ảo vẫn là một cách ứng dụng NFT với tiềm năng chưa được khai thác khi metaverse và GameFi tiếp tục phát triển. Khắp các ngành và doanh nghiệp đều ứng dụng NFT và chỉ mới bắt đầu tìm hiểu cách tích hợp NFT vào mô hình hoạt động của mình. Bài viết này sẽ trình bày chức năng đang phát triển mạnh mẽ của NFT và vị trí của NFT trong tương lai.
NFT đang thay đổi thế giới như thế nào?
Các lợi ích thông thường của NFT chủ yếu là do các đặc điểm vốn có của blockchain, chẳng hạn như tính bất biến của bản ghi, tự do phát hành, dễ mã hóa, tốc độ giao dịch và khả năng trao đổi tài sản giữa những người dùng. Những đặc điểm này mang lại một loạt lợi ích cho người dùng cá nhân, cụ thể là nhà sáng tạo và nhà sưu tập.
Đối với những người sáng tạo như nghệ sĩ và nhà phát hành các tài sản độc đáo, NFT bảo vệ bản quyền của họ và cung cấp các chương trình trả phí bản quyền nhờ bán lại tác phẩm của họ trên thị trường thứ cấp. NFT cũng tận dụng công nghệ blockchain để loại bỏ khâu trung gian và mở đường cho bất kỳ nhà sáng tạo nào muốn giới thiệu tác phẩm ra toàn cầu.
Đối với các nhà sưu tập, NFT đóng vai trò như một giấy chứng nhận “ quyền sở hữu” đối với tác phẩm gốc hoặc như một tài sản đầu tư có thể bán lại để thu lợi nhuận. Quan trọng nhất là nhà sưu tập có thể hỗ trợ trực tiếp nhà sáng tạo yêu thích của mình qua các giao dịch nhanh chóng và có thể truy xuất nguồn gốc.
Chức năng đang phát triển mạnh mẽ của NFT
Nhưng NFT đã phát triển hơn cả vai trò là con dấu quyền sở hữu và hỗ trợ quá trình xử lý giao dịch. NFT hiện là tài sản có giá trị với vô số tiện ích trong thế giới thực và ảo, với vô số khả năng trong tương lai.
NFT như một hệ sinh thái trò chơi phi tập trung
Sự phát triển của GameFi kéo theo sự xuất hiện của các ứng dụng mới cho NFT như Loot, một dự án NFT bao gồm 8.000 “túi” thiết bị phiêu lưu RPG độc nhất.
Logic đằng sau Loot rất đơn giản. Nó bắt đầu từ cách tiếp cận từ dưới lên để các nhà phát triển trò chơi có thể xây dựng một trò chơi hoặc thậm chí nhiều trò chơi xung quanh một tập hợp các NFT, chỉ định các mục phù hợp với các thuộc tính của nó. Về cơ bản, các vật phẩm được phát hành thông qua một trình tạo số ngẫu nhiên để cấp các gói Loot cho người chơi. Bất kỳ ai sở hữu các gói Loot đó đều có thể truy cập các vật phẩm đó trong các trò chơi chưa được tạo này.
Ý tưởng này là của Dom Hofmann, người đã tweet ra mắt Loot như một trong những dự án mới của mình, khám phá cơ chế của trò chơi và tạo trò chơi thông qua ứng dụng của NFT.
Các dự án như Loot đang khai thác bản chất phi tập trung của blockchain làm môi trường để cộng đồng có thể quyết định xem nó sẽ đi đâu và điều gì xảy ra tiếp theo. Điều này khiến Loot vừa là người tiên phong trong lĩnh vực game, vừa là người đi đầu trong thế giới NFT.
Những con số nói lên nhiều điều về sự hưởng ứng từ cộng đồng mà Loot đã nhận được. Hơn 6.000 túi Loot đã được bán hết trong vòng chưa đầy 4 giờ, với mức giá cao nhất lên tới 1 triệu USD cho một chiếc túi.
Về bản chất, các dự án như Loot đang thay đổi mô hình NFT và chơi game. Khả năng biến trò chơi thành hệ sinh thái tương tác với khả năng lắng nghe và trao thưởng cho sự tương tác của người chơi đang mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên mới của trải nghiệm cộng đồng và trò chơi.
Sự sáng tạo không cần cấp quyền trao cho cộng đồng quyền tự do lựa chọn và quyết định những gì sẽ được tạo ra. Các dự án này chuyển đổi các nhà phát triển trò chơi từ một người ra quyết định tập trung thành một người giám sát với vai trò đơn giản là duy trì sandbox, cho phép người chơi đóng vai trò là nhà sáng tạo và vận hành vũ trụ trò chơi.
Tương lai của Loot và các dự án tương tự chắc chắn sẽ đầy hứa hẹn nhưng vẫn chưa được hoàn thành. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều dự án NFT khác, Loot luôn thôi thúc mọi người chứng kiến sự đổi mới sẽ diễn ra như thế nào trong những tháng và năm tới. Cuối cùng, chính cộng đồng sẽ là người quyết định hệ sinh thái trò chơi phi tập trung sẽ hoạt động như thế nào.
NFT Gaming: Play-to-Earn
NFT trong trò chơi giờ đây đã trở thành hiện thực và sẽ tiếp tục là một cơ hội để người chơi kiếm được tiền mã hóa và các loại tài sản khác nhau từ việc chơi game. Đây là điều khiến khái niệm Play-to-Earn trở nên hấp dẫn—khả năng biến trò chơi yêu thích của bạn thành một nguồn thu nhập thụ động.
Tính kinh tế của trò chơi Play-to-Earn rất đơn giản và dễ hiểu. Người chơi sở hữu và tăng giá trị tài sản trong trò chơi của họ bằng cách chơi trò chơi và sau đó họ có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách bán chúng trên thị trường thứ cấp, chẳng hạn như Thị trường Binance NFT. Phần lớn các trò chơi play-to-earn cũng cung cấp phần thưởng tiền mã hóa trong trò chơi, đảm bảo những người chơi tích cực được trao thưởng về mặt tài chính cho những tương tác của họ.
Dành cho những ai quan tâm đến cơ chế Chơi để kiếm tiền và nhận lợi ích. Đây là hướng dẫn toàn diện về Cách sử dụng game Play-to-Earn để kiếm tiền mã hóa và NFT.
NFT như một tấm vé để trải nghiệm trực tiếp
NFT ngày càng trở nên phổ biến nên đã tạo ra nhiều tiện ích hơn trong thế giới thực, bao gồm quyền truy cập độc quyền vào các trải nghiệm trực tiếp, các mặt hàng và dịch vụ xa xỉ.
Sau khi thị trường nghệ thuật kỹ thuật số bắt đầu tạo ra những làn sóng, lĩnh vực giải trí cũng nhanh chóng tiếp bước. Những người nổi tiếng đã bắt đầu sử dụng NFT để kết nối hiệu quả hơn với người hâm mộ của mình và bán nội dung độc quyền như đĩa nhạc, ảnh có chữ ký hoặc bộ sưu tập thời trang có thương hiệu. Nhu cầu càng cao — mặt hàng càng đắt.
Gần đây khi ra mắt trên Binance NFT, Lewis Capaldi đã lựa chọn một Bộ sưu tập Hộp bí ẩn NFT độc quyền bao gồm các phần thưởng thực tế. Người mua thẻ "Big Fat Sexy Lewis Capaldi Red Card" đã nhận được một cây đàn guitar có chữ ký của Lewis Capaldi, một buổi tập với ngôi sao, vé xem một buổi biểu diễn trực tiếp riêng tư và một số sản phẩm thực tế độc quyền. Một bộ NFT khác trong bộ sưu tập được cung cấp các phần thưởng khác, chẳng hạn như một buổi biểu diễn trực tiếp riêng tư và gặp gỡ ở hậu trường với Lewis Capaldi.
Phiên đấu giá cao cấp của Oleksandr Usyk trên Binance NFT đã mang đến cho nhà sưu tập cơ hội giành được một buổi đào tạo riêng với ngôi sao và một đôi găng tay đấm bốc chuyên nghiệp có chữ ký.
NFT như một tấm vé vào cửa các câu lạc bộ cộng đồng độc quyền
NFT cũng cung cấp quyền truy cập độc quyền vào một số nhóm nhất định. Một ví dụ phổ biến gần đây là avatar NFT, cho phép người dùng tham gia vào cộng đồng những cá nhân có cùng chí hướng với các giá trị và tài sản được chia sẻ.
Là đối tác thân thiết của các câu lạc bộ thành viên thực tế, những NFT này được dùng làm thẻ thành viên kỹ thuật số thể hiện trạng thái và cấp quyền truy cập vào các câu lạc bộ hoặc cộng đồng độc quyền. Ví dụ: Bored Ape NFT cung cấp quyền truy cập vào kênh Bored Ape Yacht Club Discord và mang lại cho chủ sở hữu một loạt đặc quyền và lợi ích độc quyền.
Để tìm hiểu thêm về avatar NFT và các ứng dụng của chúng, hãy đọc bài viết Tại sao avatar NFT lại nổi tiếng và điều gì đang chờ đón chúng ta phía trước?
Tương lai của NFT
Khi thế giới NFT tiếp tục phát triển và thu hút nhiều sự quan tâm hơn, các ứng dụng tiện ích sẽ phát triển vượt xa những bộ sưu tập JPEG.
Tại Binance, chúng tôi mường tượng các NFT cuối cùng sẽ hình thành hệ sinh thái phong phú gồm các tài sản và dự án khác nhau, thay vì tồn tại dưới dạng các NFT duy nhất như một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Điều này đặc biệt phù hợp trong không gian chơi game NFT, trong GameFi, metaverse và các dự án như Loot. Số lượng lĩnh vực ứng dụng NFT ngày càng tăng sẽ tiếp tục phát triển cùng với số lượng người dùng và quan hệ đối tác với các công ty truyền thống.
NFT cũng trở nên thân thiện hơn với môi trường. Ví dụ: Binance NFT sử dụng PoS để lưu trữ NFT thay vì mô hình PoSA truyền thống. Việc sử dụng các công nghệ "xanh hơn" cũng góp phần để các NFT giảm bớt tác động đến môi trường và xử lý được một số tuyên bố tiêu cực chống lại chúng.
Hãy gia nhập với chúng tôi Cộng đồng Binance NFT trên Telegram và Discord. Để có tin tức và cập nhật mới nhất, hãy theo dõi Binance NFT trên Twitter và Instagram.
Hãy tham khảo mục FAQ sau để biết thêm thông tin hữu ích: