Mua Crypto
Thanh toán bằng
Thị trường
Giao dịch
Phái sinh
Earn
NFT
Doanh nghiệp
Bảng tin

3 quan niệm sai lầm về thanh khoản trong Binance Futures

2022-12-22

Các nội dung chính

  • Hiểu được vị thế có khả năng bị thanh lý trong những trường hợp nào sẽ giúp người dùng có chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

  • Khi giao dịch trên Binance Futures, thanh lý luôn xảy ra ở Giá đánh dấu, chứ không phải Giá gần nhất.

  • Cơ chế hoạt động của giá thanh lý trong Chế độ Cross Margin và Chế độ Isolated Margin là khác nhau.

Binance Futures cho phép người dùng giao dịch bằng đòn bẩy, theo đó bạn có thể mở vị thế bằng cách nộp một khoản tiền ký quỹ ban đầu. Mặc dù đây là một tính năng hấp dẫn nhưng nó cũng có thể khiến người dùng gặp rủi ro thanh lý.

Để tự bảo vệ mình khỏi thua lỗ, điều quan trọng là phải hiểu được vị thế có khả năng bị thanh lý trong những trường hợp nào. Các trường hợp này thường bị hiểu lầm khi giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hóa. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ 3 quan niệm sai lầm phổ biến về thanh lý.

1. Thanh lý xảy ra ở Giá đánh dấu

Khi giao dịch trên Binance Futures, bạn có thể gặp 2 loại giá khác nhau: Giá gần nhất và Giá đánh dấu. Giá gần nhất là giá giao dịch gần nhất của hợp đồng, còn Giá đánh dấu là giá trị hợp lý ước tính của hợp đồng.

Người dùng nên lưu ý khoảng cách giữa Giá đánh dấu và giá thanh lý vì thanh lý luôn xảy ra ở Giá đánh dấu. Thanh lý ở Giá đánh dấu để tránh tăng đột biến và chống thao túng thị trường. Nếu thanh lý xảy ra ở Giá gần nhất, thì ngay cả một sự kiện biến động nhỏ trên Binance cũng sẽ gây ra thanh lý không cần thiết mặc dù tài sản cơ sở vẫn chưa đạt đến giá thanh lý.

Người dùng giữ vị thế long phải lưu ý nếu Giá đánh dấu của hợp đồng không thấp hơn giá thanh lý, nếu không vị thế sẽ bị thanh lý. Người dùng giữ vị thế short phải theo dõi nếu Giá đánh dấu của hợp đồng không cao hơn giá thanh lý, nếu không người dùng sẽ mất tiền ký quỹ. 

Hãy làm theo các bước trong hình bên dưới để chuyển từ Giá gần nhất sang Giá đánh dấu và ngược lại trên ứng dụng di động Binance.

Hãy làm theo các bước trong hình bên dưới để chuyển từ Giá gần nhất sang Giá đánh dấu và ngược lại nếu bạn đang sử dụng phiên bản Máy tính.

2. Thay đổi giá thanh lý

Nói một cách chính xác, giá thanh lý của một vị thế không thay đổi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ nếu xét đến tính chất động của quy trình thanh lý.

I. Cross vs Isolated

Cơ chế hoạt động của giá thanh lý trong Chế độ Cross Margin và Chế độ Isolated Margin là khác nhau. Do những khác biệt này thường bị bỏ sót trên thị trường hợp đồng tương lai, nên người dùng thường thấy giá thanh lý của họ đã thay đổi hoặc lệnh cắt lỗ không bảo vệ vị thế của họ khỏi bị thanh lý.

Trong Chế độ Cross Margin, tất cả các vị thế đang mở dùng chung toàn bộ số dư ký quỹ. Nếu bạn nắm giữ nhiều vị thế, giá thanh lý sẽ thay đổi liên tục tùy theo hiệu suất của các vị thế. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng xem lại nguyên tắc cơ bản của quy trình thanh lý, đó là:

Ký quỹ duy trì > Số dư ký quỹ

Trong đó

Số dư Ký quỹ = Số dư ví + PnL chưa ghi nhận

Xét công thức trên, bằng cách chia số dư Ký quỹ cho nhiều vị thế đang mở trong Chế độ Cross Margin, PnL chưa ghi nhận sẽ ảnh hưởng đến Số dư ký quỹ. Do đó, giá thanh lý sẽ liên tục di chuyển tương ứng với hiệu suất của các vị thế đó.

Còn ở Chế độ Isolated Margin, giá thanh lý không thay đổi. Đó là số dư ký quỹ được phân bổ cho một vị thế riêng lẻ.

Hãy làm theo các bước trong hình bên dưới để chuyển Chế độ Cross Margin và Isolated Margin trên ứng dụng di động Binance.

Hãy làm theo các bước trong hình bên dưới để chuyển Chế độ Cross Margin và Isolated Margin trên Binance Desktop.

Trong Chế độ Cross Margin, nhà giao dịch có thể tránh thanh lý bằng cách theo dõi chặt chẽ Tỷ lệ ký quỹ. Khi Tỷ lệ ký quỹ đạt 100%, điều đó nghĩa là một số vị thế của bạn có thể bị thanh lý do số dư trong ví thấp hơn Số tiền ký quỹ duy trì. Mặc dù Chế độ Cross Margin cho phép bạn chia rủi ro cho tất cả các vị thế, nhưng chế độ này thường khó quản lý hơn và khiến tất cả số tiền trong ví của bạn gặp rủi ro.

II. Funding Rate

Giá thanh lý cũng có thể thay đổi do Funding Rate. Xét công thức thanh lý, Số dư ký quỹ cũng có thể bị ảnh hưởng nếu có thay đổi về Số dư ví. Funding Rate thường là một tỷ lệ phần trăm nhỏ so với quy mô vị thế nhưng có thể lớn hơn trong thời điểm biến động. Funding Rate được thêm vào hoặc trừ khỏi số dư ví, làm thay đổi giá thanh lý.

Funding Rate là khoản thanh toán giữa các người dùng ở mỗi phe trong một hợp đồng (long và short) cứ sau 8 giờ. Funding Rate giúp duy trì sự cân bằng giữa giá thị trường hợp đồng tương lai và giá thị trường giao ngay. Binance không kiếm tiền từ phí funding này.

III. Thay đổi số tiền ký quỹ

Ngoài ra, giá thanh lý có thể thay đổi nếu bạn thay đổi vị thế của mình bằng cách thêm hoặc bớt số tiền ký quỹ, tăng hoặc giảm quy mô vị thế. Không chỉ vậy, giá thanh lý có thể thay đổi nếu bạn thay đổi tỷ lệ ký quỹ duy trì bằng cách tăng hoặc giảm khung vị thế.

Xin lưu ý rằng trong Chế độ Cross Margin, giá thanh lý của vị thế sẽ thay đổi khi số dư khả dụng trên tài khoản thay đổi. Miễn là bạn không bớt số dư khả dụng này, việc thay đổi đòn bẩy sẽ không ảnh hưởng đến giá thanh lý của hợp đồng. Ngoài số dư ví, việc thay đổi quy mô vị thế, giá vào lệnh của vị thế hoặc mức độ rủi ro cũng sẽ thay đổi giá thanh lý.

3. Phí thanh toán bảo hiểm

Người dùng thường báo cáo mất nhiều tiền hơn dự kiến trong trường hợp thanh lý. Điều này là do sau khi thanh lý một vị thế Hợp đồng tương lai, Phí thanh toán bảo hiểm sẽ được thu và đưa vào Quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm xóa số dư ví âm và đảm bảo tất cả lợi nhuận chi trả của người dùng.

Phí thanh toán bảo hiểm được tính như sau

Phí thanh toán bảo hiểm = Giá trị danh nghĩa của vị thế x Mức phí thanh lý

Để kiểm tra xem bạn đã thanh toán Phí thanh toán bảo hiểm hay chưa, hãy truy cập Lịch sử giao dịch Futures rồi nhấp vào Phí thanh lý.


Nhiều chiến lược có thể được thực hiện để giảm khả năng bị thanh lý của bạn, chẳng hạn như giám sát số tiền ký quỹ, sử dụng lệnh cắt lỗ hoặc giảm mức đòn bẩy.

Hãy tham khảo mục FAQ sau để biết thêm thông tin hữu ích:

(Blog) Nhập môn hợp đồng tương lai tiền mã hoá: Thanh lý là gì và làm sao để tránh bị thanh lý tài khoản?

(Blog) Cách giảm khả năng bị thanh lý

(Hỗ trợ) Cơ chế thanh lý trong giao dịch Hợp đồng tương lai

(Hỗ trợ) Quy trình thanh lý