​Giao dịch Spot và Giao dịch Futures với Tiền mã hoá - Khác nhau như thế nào?

2021-04-25

Thông thường mà nói, thị trường spot là nơi hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu và trái phiếu được giao dịch với hình thức thanh toán tức thời, ngược lại, thị trường futures (hợp đồng Tương lai) thực hiện việc thanh toán các tài sản cơ bản và hợp đồng tương lai vào một ngày định trước trong tương lai.

Thị trường spot và futures là hệ sinh thái cần thiết cho các tài sản tài chính chính truyền thống, cũng như đóng một vai trò quan trọng không kém đối với tiền mã hoá.

Bạn có biết sự khác biệt chính trong giao dịch trên hai thị trường này là gì không? Đọc tiếp để khám phá nhé!

Giao dịch Spot với tiền mã hoá là gì?

Giao dịch Spot với tiền mã hoá là quá trình mua và bán các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin và Ethereum với thanh toán ngay lập tức khi mua hoặc bán. Nói cách khác, tiền mã hoá được luân chuyển trực tiếp giữa những người tham gia thị trường (người mua và người bán). Trong thị trường spot bạn có quyền sở hữu trực tiếp tiền mã hoá và được hưởng các quyền hợp pháp như bầu chọn cho các fork chính hoặc tham gia staking.

Các sàn giao dịch như Binance tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao dịch spot, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch chuyển đổi tiền mặt-sang-tiền mã hoá hoặc tiền mã hoá-sang-tiền mặt. Sàn giao dịch spot hoạt động như một nền tảng trung gian cho người mua và người bán ra giá mua và giá bán cho các tài sản tiền mã hoá họ muốn. Khi một giá bán hoặc mua được khớp, sàn sẽ ngay lập tức thực hiện việc giao dịch. Sàn giao dịch spot hoạt động 24 giờ trong ngày / 7 ngày mỗi tuần, cho phép người dùng mua và bán tiền mã hoá vào bất cứ thời điểm nào vào bất cứ ngày nào. 

Hãy cùng xem xét một ví dụ nhé.

Giả sử bạn muốn mua Bitcoin bằng tiền pháp định (USD) trên thị trường spot. Trong trường hợp này, bạn có thể truy cập thị trường spot của tiền mã hoá để tìm kiếm cặp giao dịch BTC/USD và đặt lệnh mua với giá và số lượng mong muốn của bạn để thực hiện. Sau khi hoàn thành giao dịch, Bitcoin của bạn sẽ được lưu trữ trong một ví spot, tại đây, bạn có thể giữ chúng cho đến khi giá trị của chúng tăng lên. Ngoài ra, bạn có thể chuyển đổi tài sản của mình sang các loại altcoin khác mà bạn tin rằng có thể tăng giá trị về sau. 

Khi nắm giữ tiền mã hoá trên thị trường spot, bạn có thể được hưởng lợi từ việc tăng giá vốn khi giá trị tiền mã hoá của bạn tăng lên theo thời gian.

Giao dịch Futures với tiền mã hoá là gì?

Trong thị trường Futures, bạn đang giao dịch các hợp đồng đại diện cho giá trị của một loại tiền mã hoá cụ thể. Khi bạn mua hợp đồng tương lai, nó có nghĩa, ở thời điểm hiện tại bạn sẽ không sở hữu tài sản cơ sở. Thay vào đó, cái bạn sở hữu là một hợp đồng với thoả thuận mua hoặc bán một số tiền mã hoá cụ thể trong một ngày trong tương lai. Do đó, quyền sở hữu hợp đồng tương lai sẽ không đem lại cho bạn lợi ích kinh tế như quyền bầu chọn hay staking.

Hợp đồng tương lai tiền mã hoá sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi sự biến động và những thay đổi bất lợi về giá của tài sản cơ sở, đồng thời, nó cũng là công cụ proxy cho phép nhà giao dịch đầu cơ giá tương lai của một đồng tiền mã hoá cụ thể nào đó.

Với hợp đồng tương lai, bạn có thể tận dụng lợi thế của sự biến động giá. Bất kể giá tăng hay giảm, hợp đồng tương lai cho phép bạn tham gia vào các chuyển động của tiền mã hoá một cách dễ dàng. Nói cách khác, với hợp đồng tương lai, bạn đưa ra các dự đoán về giá của tiền mã hoá thay vì thực sự mua một tài sản cơ bản.

Nếu bạn kỳ vọng giá trị của một tài sản tăng lên, bạn sẽ mua một hợp đồng tương lai để long (mua), và nếu bạn kỳ vọng nó giảm, bạn sẽ short (bán). Khả năng lời hoặc lỗ sẽ phụ thuộc vào kết quả dự đoán của bạn.

Các sàn giao dịch phái sinh như Binance Futures tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai với tiền mã hoá. Cũng giống như các sàn giao dịch spot, các sàn giao dịch phái sinh hoạt động 24/7. Sự khác biệt chính giữa sàn giao dịch spot và sàn giao dịch phái sinh là các sàn giao dịch phái sinh có các biện pháp bảo vệ và cơ chế quản lý rủi ro như quỹ bảo hiểm do tính phức tạp của sản phẩm. 

Xem thêm:  Lý giải về Hợp đồng Tương lai Theo quý là gì và Hướng dẫn về cách giao dịch

 

Giao dịch Futures vs Giao dịch Spot với Tiền mã hoá: Tìm hiểu các khác biệt chính

1. Đòn bẩy - Các nhà giao dịch bị thu hút vào thị trường futures vì yếu tố đòn bẩy. Đòn bẩy giúp cho giao dịch hợp đồng tương lai trở nên cực kỳ hiệu quả về vốn. Ví dụ: để mua 1 BTC trên thị trường spot, bạn sẽ cần hàng nghìn USD - 50.000 USD dựa trên tỷ giá thị trường phổ biến. Với hợp đồng tương lai, bạn có thể mở một vị thế tương lai BTC với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi sử dụng đòn bẩy. Đòn bẩy càng cao, bạn càng ít cần chi tiêu cho một vị thế. Ngược lại, giao dịch spot không cung cấp đòn bẩy. Giả sử bạn chỉ có sẵn 5.000 USDT. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể mua Bitcoin với 5.000 USDT mà thôi.

2. Tính linh hoạt đối với Long hoặc Short - Khi bạn mua Bitcoin trên thị trường spot, bạn chỉ kiếm được lợi nhuận nếu giá tăng. Tuy nhiên, trong thị trường bear, bạn sẽ khó mà thu về lợi nhuận. Hợp đồng tương lai cho phép bạn thu lợi nhuận từ các biến động giá ngắn hạn bất kể thị trường tăng theo hướng nào. Ngay cả khi giá Bitcoin giảm, bạn có thể lợi dụng động thái giá giảm và giao dịch theo đà dịch chuyển này. Với hợp đồng tương lai, các trader có thể phát triển các chiến lược giao dịch phức tạp như bán khống, chênh lệch giá, giao dịch theo cặp, v.v. Ngoài ra, hợp đồng tương lai cũng được sử dụng để phòng ngừa rủi ro giảm giá và bảo vệ danh mục đầu tư khỏi sự biến động giá quá cao. Các thợ đào và những người nắm giữ dài hạn thường sử dụng hợp đồng tương lai để bảo vệ danh mục đầu tư của họ khỏi những rủi ro bất ngờ.

Xem thêm: Khám phá các Chiến lược giao dịch trung lập với thị trường trong lĩnh vực phái sinh tiền mã hoá.

3. Tính thanh khoản - Thị trường futures cung cấp tính thanh khoản sâu với khối lượng hàng nghìn tỷ USD hàng tháng. Ví dụ: thị trường tương lai Bitcoin có doanh thu trung bình hàng tháng là 2 nghìn tỷ USD, lớn hơn nhiều so với khối lượng giao dịch của thị trường spot của Bitcoin. Tính thanh khoản mạnh mẽ của thị trường này giúp hỗ trợ quá trình khám phá giá và cho phép các trader giao dịch trên thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một thị trường có tính thanh khoản cao nói chung có ít rủi ro hơn vì luôn có người sẵn sàng thực hiện phía bên kia của một vị thế nhất định và các trader sẽ ít bị trượt giá hơn.

4. Giá Futures vs Giá Spot - Giá của tiền mã hoá trên thị trường spot là giá áp dụng cho tất cả các giao dịch spot và được gọi là giá spot. Người mua và người bán xác định giá spot của tiền mã hoá qua quá trình kinh tế của cung và cầu. Ngược lại, giá futures dựa trên giá spot hiện hành cộng với chi phí nắm giữ trong thời gian tạm thời trước khi thanh toán. Chi phí nắm giữ của một hợp đồng tương lai được đại diện bởi basis, basis còn có thể được hiểu một cách đơn giản là chênh lệch giữa giá spot của một đồng tiền mã hoá với giá futures của nó. Basis có thể là một số dương hoặc âm. Basis dương đại diện cho việc giá futures đang lớn hơn giá spot; và ngược lại. Basis có thể biến động do thay đổi về cung cầu, nhưng dưới tác động của hoạt động giao dịch chênh lệch giá, nó cuối cùng sẽ quay trở lại bằng 0 vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng.

Xem thêm: Tìm hiểu về Giá và Khái niệm cơ bản của Hợp đồng Tương lai

Giao dịch Futures với tiền mã hoá trên Binance

Binance Futures mang đến một loạt các công cụ hợp đồng tương lai dành cho tiền mã hoá, cùng đa dạng các cách để tham gia thị trường cho các trader và nhà đầu tư.

Người dùng có thể bắt đầu với hai dòng sản phẩm futures sau:

  • Hợp đồng tương lai ký quỹ bằng USD - Hỗ trợ hợp đồng vĩnh cửu và kỳ hạn với đòn bẩy lên đến 125x và được thanh toán bằng USDT & BUSD. Đọc thêm để biết chi tiết các yêu cầu của hợp đồng tương lai ký quỹ bằng USD.

  • Hợp đồng tương lai ký quỹ bằng Coin - Hỗ trợ hợp đồng vĩnh cửu và kỳ hạn với đòn bẩy lên đến 125x và được thanh toán bằng tiền mã hoá. Đọc thêm để biết chi tiết các yêu cầu của hợp đồng tương lai ký quỹ bằng Coin.

 

Các hợp đồng ký quỹ USD và ký quỹ Coin phục vụ cho các nhu cầu cụ thể của người dùng. Các hợp đồng này mang lại sự linh hoạt và tính đa dạng, cho phép người dùng giao dịch các hợp đồng tương lai được tài trợ bởi nhiều lựa chọn tài sản có thể ký quỹ. Các hợp đồng này cũng mang lại lợi thế chiến lược trong các điều kiện thị trường khác nhau, cho phép người dùng tối đa hóa lợi nhuận. 

Nếu bạn đang cân nhắc giao dịch hợp đồng tương lai, điều quan trọng là phải hiểu những ưu và nhược điểm của các loại hợp đồng tương lai hiện có. Để tận dụng tối đa việc giao dịch hợp đồng tương lai, chúng tôi khuyên bạn nên:

  • Tìm kiếm sàn giao dịch phù hợp với mình - Binance Futures hỗ trợ đa dạng các sản phẩm phái sinh tiền mã hoá, chẳng hạn như hợp đồng tương lai vĩnh cửu, quyền chọn, token đòn bẩy và sản phẩm bổ sung mới nhất của chúng tôi, hợp đồng tương lai hàng quý.

  • Đa dạng hóa hợp đồng - Cân nhắc sử dụng hai loại hợp đồng tương lai. Đối với các trader vị thế dài hạn, hãy giao dịch các hợp đồng ký quỹ hàng quý bằng Coin vì chúng không yêu cầu cấp vốn và có thể tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường tăng giá. Đối với các trader trong ngày, các hợp đồng tương lai ký quỹ bằng USD mang lại sự linh hoạt để giao dịch với một loại tiền tệ thanh toán duy nhất cho tất cả các hợp đồng tương lai ký quỹ bằng USD, loại bỏ nhu cầu chuyển đổi sang các loại tiền mã hoá khác.

Tóm lại

Giao dịch spot là lựa chọn dễ hiểu và trực quan cho hầu hết người mới bắt đầu. Do đó, đây cũng là lựa chọn thích hợp cho những người dùng mới bắt đầu giao dịch tiền hoá. Tuy nhiên, giao dịch futures cũng có những lợi thế trong chiến lược đầu tư và cho phép bạn tối ưu lợi nhuận. Giao dịch futures có thể sinh lợi nếu bạn có kiến thức và kỹ thuật quản lý rủi ro phù hợp để tránh bị thua lỗ quá lớn. Vì vậy, bạn nên lập một chiến lược đầu tư và thẩm định trước khi giao dịch hợp đồng tương lai và đảm bảo nắm rõ cả lợi thế cũng như rủi ro của chúng.