Tiền kỹ thuật số và tiền kỹ thuật số pháp định của ngân hàng trung ương: Những điều bạn cần biết

2021-10-27

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và vai trò của đồng tiền này đối với tiền mã hóa. 

Điểm nhấn chính:

  • CBDC là tiền pháp định dưới dạng kỹ thuật số. CBDC được phát hành dưới dạng tiền theo quy định của chính phủ và đóng vai trò như hồ sơ điện tử hoặc token kỹ thuật số của đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia phát hành.

  • Điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa CBDC và tiền mã hóa truyền thống là tính phi tập trung.

  • Có hai loại CBDC: CBDC bán lẻ và CBDC bán buôn.

  • CBDC và tất cả các loại tiền mã hoá (bao gồm cả stablecoin) sẽ cùng nhau tồn tại. Chúng cung cấp các hình thức thanh toán khác nhau và hai loại tiền tệ này giải quyết các vấn đề và đối tượng khác nhau.

Tiền mã hóa ngày càng được đón nhận nhiều hơn và sự chú ý trong ngành—từ nhà đầu tư cá nhân cho đến các tổ chức tài chính—đang ở mức cao kỷ lục. Không có gì ngạc nhiên khi sự chú ý ngày càng tăng đã giúp giá trị vốn hóa thị trường tiền mã hóa phá vỡ mốc mới vào giữa tháng 10, đạt tổng vốn hóa thị trường vượt quá 2,5 nghìn tỷ USD.

Khi nguồn vốn bên ngoài tiếp tục đổ vào thị trường tiền mã hóa, nhu cầu tiếp tục tăng không chỉ với các đồng tiền mã hóa phổ biến như Bitcoin và Ether, mà còn cả các stablecoin như USDT và USDC, được neo theo tỷ lệ 1:1 với Đô la Mỹ.

Tuy nhiên, các stablecoin này cũng đang phải đối mặt với sự giám sát và phản đối ngày càng tăng từ các ngân hàng trung ương trên thế giới. Nhiều ngân hàng trong số đó coi sự tồn tại của stablecoin là mối đe dọa đối với chính sách tiền tệ của chính phủ. Kết quả là, Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) gần đây được hỗ trợ và phát triển nhiều hơn. Nhưng chính xác thì CBDC là gì? Và làm thế nào mà đồng tiền này phù hợp với thế giới tiền mã hóa? 

Giới thiệu CBDC, stablecoin và tiền kỹ thuật số

 

Ở cấp độ cơ bản nhất, CBDC là tiền pháp định ở dạng kỹ thuật số. Chúng được phát hành dưới dạng tiền theo quy định của chính phủ và đóng vai trò như hồ sơ điện tử hoặc token kỹ thuật số của đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia phát hành. Giống như tiền pháp định (ví dụ: đồng Đô la Mỹ, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc, đồng Real Brazil), CBDC được đảm bảo bằng niềm tin và sự tín nhiệm hoàn toàn vào chính phủ phát hành – điều này hoàn toàn trái ngược với một đồng tiền mã hóa “truyền thống” hoàn toàn phi tập trung và không được hỗ trợ bởi bất kỳ chính phủ nào. 

Đối với những người chưa quen lắm với lĩnh vực thanh toán điện tử và tiền mã hóa thì CBDC, stablecoin và tiền kỹ thuật số khá giống nhau. Tuy nhiên, cả ba đồng tiền này vẫn có những phẩm chất riêng mà người dùng cần hiểu được những điểm khác biệt chính giữa chúng. 

Stablecoin

 

Khi chúng ta đang tiến gần đến những tháng cuối cùng của năm 2021, có hơn sáu mươi stablecoin với giá trị vốn hóa thị trường vượt mốc 130 tỷ USD. Các trader và người giao dịch thường xuyên có thể nhận ra các đồng coin hàng đầu như – USDT, USDC, BUSD, DAI, UST và TUSD, chiếm hơn 96% tổng vốn hóa thị trường của stablecoin.  

Không giống như CBDC được hỗ trợ bởi chính phủ, stablecoin được đảm bảo bằng khoản nắm giữ bằng hiện vật của đồng tiền đại diện hoặc hỗn hợp tiền và các tài sản khác. Các đơn vị phát hành stablecoin USDT đã từng tuyên bố rằng có một khoản dự trữ để bảo đảm cho mỗi USDT được phát hành theo tỷ lệ 1:1. Tuy nhiên, lập trường này kể từ đó đã chuyển sang tuyên bố rằng dự trữ của họ hiện bao gồm đồng tiền truyền thống và các khoản tương đương tiền mặt và tùy từng thời điểm, có thể bao gồm các tài sản khác và khoản phải thu từ hoạt động cho bên thứ ba vay.

 

Tiền kỹ thuật số (Tiền điện tử)

 

Tiền trong tài khoản ngân hàng trên thế giới đều là tiền điện tử, mà nếu hoạt động theo các quy tắc tương tự như hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, thì sẽ được đảm bảo bằng khoản dự trữ của ngân hàng. Trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, ngân hàng hoạt động dựa trên một hệ thống có tên là ngân hàng dự trữ một phần, theo đó, ngân hàng chỉ cần dự trữ một phần nhỏ tiền gửi tại ngân hàng.

Khi chuyển tiền từ bên này sang bên kia bằng tiền điện tử, các giao dịch chuyển tiền này diễn ra trên cơ sở hạ tầng tài chính hiện có, chứ không phải trên blockchain – như trường hợp của cả CBDC và stablecoin.

CBDC có thể được coi là “an toàn” hơn tiền kỹ thuật số và tùy vào quan điểm của bạn về tính phi tập trung mà nó cũng an toàn hơn stablecoin khi nhiều stablecoin không thực sự minh bạch.   

Hơn nữa, CBDC có quyền đơn giản hóa việc triển khai chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mà các quốc gia và ngân hàng trung ương đang khám phá Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) thông qua các ứng dụng và công dụng của CBDC.

 

Đâu là điểm khác biệt chính giữa CBDC và tiền mã hoá?

 

Có lẽ một trong những điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa CBDC và tiền mã hoá truyền thống là tính phi tập trung. Trong khi phần lớn tiền mã hóa có tính phi tập trung, thì tất cả CBDC đều có tính tập trung – được quản lý, kiểm soát và sở hữu hoàn toàn bởi chính phủ phát hành đồng tiền và/hoặc cơ quan quản lý tiền tệ.

Trên thực tế, tính tập trung của một CBDC được phát hành đồng nghĩa với việc cơ chế hoạch định và ra quyết định gắn với đồng tiền đó sẽ tập trung tại một đầu mối cụ thể trong hệ thống.

Do đó, ngân hàng trung ương của một quốc gia không chỉ đưa ra tất cả quyết định liên quan đến CBDC mà người dân nắm giữ, mà còn có thể làm như vậy tùy ý và bất kỳ lúc nào. Mặc dù điều này có vẻ không khác so với hệ thống tiền giấy hiện có, nhưng tiền kỹ thuật số pháp định cho thấy các yếu tố kiểm soát mới mà các ngân hàng trung ương có thể áp dụng. Đặc biệt, CBDC là đồng tiền có thể lập trình một cách hiệu quả, nghĩa là chính phủ có thể tạo ra tiền hết hạn về mặt kỹ thuật số. 

Cùng với đặc tính tập trung này là việc mất đi tính ẩn danh mà các đồng tiền mã hoá truyền thống đem lại cho người nắm giữ. Không giống như Bitcoin và ETH, có thể mua ẩn danh thông qua hình thức trao đổi peer-to-peer (cá nhân trực tiếp với cá nhân) hoặc trực tiếp giữa các ví, tính tập trung của CBDC sẽ tạo ra hệ sinh thái mà các ngân hàng trung ương có thể ràng buộc và theo dõi biến động của tiền kỹ thuật số mà họ phát hành giữa các người dùng, doanh nghiệp và pháp nhân. Ngay cả tiền giấy ngày nay cũng cho phép người dùng giao dịch ẩn danh. 

Bitcoin có thể được ca ngợi là “vàng kỹ thuật số”, nhưng thực sự không được đảm bảo bằng vàng, bạc, kim loại quý hay bất kỳ hàng hóa nào khác. Trên thực tế, giá trị của BTC (và giá trị của hầu hết các đồng tiền mã hóa) đến từ việc người nắm giữ tin tưởng vào mạng lưới Bitcoin và bản chất phi tập trung của đồng tiền này. Mặt khác, CBDC được đảm bảo bằng niềm tin và sự tín nhiệm hoàn toàn vào chính phủ phát hành, giống như tiền giấy pháp định. Mặc dù tiền mã hóa và CBDC được đảm bảo bằng những thứ vô hình –, nhưng sau cùng niềm tin vẫn là điều quan trọng đối với người nắm giữ đồng tiền. 

Có những loại CBDC nào?

 

Không phải tất cả CBDC đều được phân loại theo cùng một cách. Có hai loại CBDC là CBDC bán lẻ và CBDC bán buôn. CBDC bán buôn được dùng để thực hiện giao dịch giữa các tổ chức ngân hàng. Trái lại, CBDC bán lẻ hỗ trợ giao dịch chuyển tiền giữa người tiêu dùng với nhau.

CBDC bán buôn

Đối với CBDC bán buôn, các tổ chức tài chính có thể thực hiện và giải quyết giao dịch thông qua cơ chế thanh toán liên ngân hàng, việc này có thể đẩy nhanh và tự động hóa giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới. Mặc dù điều này nghe có vẻ không khác nhiều so với những gì có thể xảy ra ngày nay, nhưng các hệ thống thanh toán hiện hành chủ yếu hoạt động tại các khu vực pháp lý đơn lẻ hoặc chỉ với một loại tiền tệ. Trong mô hình CBDC bán buôn tận dụng tất cả các lợi thế của blockchain và công nghệ liên quan, giao dịch sẽ diễn ra nhanh hơn, suôn sẻ hơn và có thể đáng tin cậy hơn.

CBDC bán lẻ

CBDC bán lẻ dành cho người dân. Khá đơn giản, người ta có thể coi CBDC là một dạng tiền kỹ thuật số, được phát hành và đảm bảo bằng niềm tin và sự tín nhiệm hoàn toàn vào cơ quan quản lý tiền tệ của quốc gia phát hành. Không giống như tiền kỹ thuật số ngày nay do ngân hàng phát hành, CBDC bán lẻ do chính phủ phát hành.

Với tất cả nội dung về CBDC trong bài viết này, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chỉ có năm CBDC ra mắt cho đến nay, trong đó, Bahamas dẫn đầu với việc giới thiệu đồng sand dollar. Tuy nhiên, nhiều cường quốc trên thế giới đang có kế hoạch sớm phát hành CBDC của riêng mình. Trung Quốc, Thụy Điển, Pháp, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ả Rập Xê Út và Thái Lan đang nghiên cứu việc phát triển một giải pháp như vậy hoặc đang thử nghiệm phiên bản đầu tiên của mình.

 

Công dụng của CBDC: Số hóa tiền mặt và tiền xu

 

Tuy bề ngoài có vẻ giống nhau, nhưng tiền kỹ thuật số và tiền giấy khác rất nhiều so với CBDC. Một trong những lợi thế của CBDC có liên quan đến thực tế là đồng tiền này hoạt động trên blockchain. Ngày nay, việc chuyển tiền pháp định từ người này sang người khác hoặc pháp nhân này sang pháp nhân khác phụ thuộc vào hệ thống tài chính lỗi thời và dịch vụ trực tuyến. Các hệ thống lỗi thời này có những điểm hạn chế, bao gồm hạn chế về số lượng hoặc loại tiền tệ được hệ thống hỗ trợ. Sau cùng, các hệ thống này không hoạt động 24/7 – do cá nhân và doanh nghiệp đều cần đến ngân hàng trong giờ làm việc thông thường để thực hiện giao dịch chuyển khoản.

Trên blockchain, người dùng không chỉ không cần đến ngân hàng trung gian, mà còn có thể truy cập 24/7, 365 ngày/năm. Hơn nữa, blockchain hỗ trợ người dùng giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ, thời gian xử lý có thể diễn ra trong vài phút (so với nhiều ngày theo phương pháp truyền thống).

Nhìn rộng ra, doanh nghiệp và người dùng cá nhân đều được hưởng lợi. Trong hệ thống này, mọi người sẽ có khả năng thực hiện giao dịch chuyển tiền trong và ngoài nước bất kỳ lúc nào trong ngày, với thời gian xử lý gần như ngay tức thì so với các hệ thống lạc hậu ngày nay.

 

 

CBDC và tiền mã hóa có thể cùng nhau tồn tại hay không?

 

Theo nhiều cách, CBDC và tiền mã hóa truyền thống là hai thái cực đối lập, khác nhau hoàn toàn về nhiều khía cạnh chính:

  • Tính tập trung so với phi tập trung

  • Hữu danh so với ẩn danh

  • Riêng tư và cấp quyền (blockchain) so với công khai và không cần cấp quyền (blockchain)

  • Dựa vào niềm tin so với không cần niềm tin

 

Nhưng liệu CBDC và tiền mã hóa có thực sự loại trừ lẫn nhau và việc chọn đồng tiền này có nghĩa là từ chối đồng tiền kia hay không?

Trong thế giới ngày nay, mặc dù tiền pháp định có thể chiếm vị trí độc tôn – nhưng hãy nhớ rằng ngoài kia có nhiều loại tiền (USD, EUR, CNY, v.v.). Hơn nữa, tiền pháp định không phải là phương tiện lưu trữ giá trị duy nhất có thể dùng để giao dịch và chuyển. Hàng hóa như vàng, bạc, đồng, dầu mỏ và các loại khác cũng có thể được các bên giao dịch để thực hiện nghĩa vụ.

Cuối cùng, có nhiều khả năng CBDC và tất cả các loại tiền mã hoá (bao gồm cả stablecoin) sẽ cùng nhau tồn tại. Ngoài việc cung cấp các hình thức thanh toán khác nhau có thể thích hợp với bên này hoặc bên kia khi giao dịch, hai loại tiền tệ này còn giải quyết các vấn đề và đối tượng khác nhau.

Các tổ chức tài chính lâu đời sẽ sẵn sàng giao dịch bằng CBDC, đặt niềm tin vào tính bảo mật của blockchain riêng tư và thực tế là chính phủ của một quốc gia ủng hộ CBDC mà họ quan tâm. Mặt khác, một công dân bình thường có thể thích stablecoin hoặc các đồng tiền mã hóa khác, đặt niềm tin vào công nghệ blockchain hơn là vào một chính phủ có thể được coi là không ổn định do các yếu tố cấu thành.

Tổng kết

 

Mặc dù CBDC và tiền mã hóa bắt nguồn từ khái niệm tiền kỹ thuật số, nhưng mỗi loại đều sở hữu các đặc điểm và tính năng khác biệt phục vụ nhu cầu của đối tượng người dùng cụ thể. Mỗi người dùng, doanh nghiệp và pháp nhân sẽ cần đánh giá các tính năng khác nhau và xác định loại tiền kỹ thuật số nào phù hợp với nhu cầu của mình. 

Khi thế giới tiếp tục đón nhận các sáng kiến mới, một điều gần như chắc chắn là – tiền kỹ thuật số và tài sản kỹ thuật số sẽ tiếp tục đóng vai trò lớn hơn. 

Biết được xu hướng chung này, các nền kinh tế ở các thị trường mới nổi có thể coi CBDC là cách để thúc đẩy số hóa tài chính, trong khi các nền kinh tế tiên tiến có thể coi tiền kỹ thuật số là công cụ thế hệ tiếp theo hỗ trợ và cải thiện các chính sách tiền tệ hiện có.

Bạn đã sẵn sàng mua tiền mã hóa? Hãy bắt đầu ngay hành trình tiền mã hóa của bạn với Binance

Bắt đầu bằng cách đăng ký tài khoản trên Binance.com hoặc tải về ứng dụng giao dịch tiền mã hóa Binance. Tiếp theo, xác minh tài khoản của bạn. Sau khi bạn đã xác minh tài khoản, có ba cách chính để mua tiền mã hóa trên Binance bằng tiền mặt: bạn có thể mua tiền mã hóa bằng tiền mặt trên Binance thông qua chuyển khoản ngân hàng, các kênh thẻ hoặc lựa chọn ví điện tử. 

Mua BUSD, BNB và tiền mã hóa bằng Thẻ ghi nợ, Thẻ tín dụng hoặc Chuyển khoản ngân hàng

Liên kết thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản ngân hàng của bạn (chỉ khả dụng tùy theo khu vực) là một trong những cách thức đơn giản nhất để mua Bitcoin và hơn 100+ đồng tiền mã hoá khác.  

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch tiền mã hóa là hoạt động chịu rủi ro thị trường rất cao. Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất giao dịch nào của bạn. Các ý kiến và tuyên bố trên không được xem là lời khuyên tài chính

Hãy tham khảo mục FAQ sau để biết thêm thông tin hữu ích: