3 cách quản lý danh mục đầu tư tiền mã hóa bằng cách tính toán lãi lỗ

2022-04-03

Các điểm chính:

  • Một cách để quản lý danh mục đầu tư là biết được lãi lỗ của các giao dịch tiền mã hóa.

  • Việc tính toán lãi lỗ của từng giao dịch có thể giúp bạn đánh giá hiệu suất giao dịch.

  • Tìm hiểu ba cách khác nhau để tính toán lãi lỗ, đồng thời tìm phương pháp phù hợp nhất với phong cách đầu tư hoặc giao dịch của bạn trong bài viết này.

Quản lý danh mục đầu tư hiệu quả hơn bằng cách tính toán lãi lỗ của bitcoin và đồng tiền mã hóa khác. Sau đây là 3 cách phân tích hiệu suất của các giao dịch tiền mã hóa.

 

Nếu là nhà đầu tư hoặc trader, bạn nên theo dõi đồng tiền mã hóa mà bạn đã mua. Bạn không những có thể quản lý danh mục đầu tư một cách hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ tài sản có hiệu suất kém mà còn có thể thay đổi chiến lược giao dịch hoặc đầu tư để tối ưu hiệu suất tổng thể của danh mục đầu tư. Tính toán lãi lỗ là cách tuyệt vời để theo dõi danh mục đầu tư. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu ba cách khác nhau để tính toán lãi lỗ.

Bạn chưa tạo danh mục đầu tư tiền mã hóa của riêng mình? Hãy bắt đầu ngay bây giờ khi bạn tham gia Binance, sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch. Chúng tôi cung cấp nhiều loại sản phẩm có thể giúp bạn bắt đầu hành trình tiền mã hóa. Khi được trang bị kiến thức về tính toán lãi lỗ, bạn sẽ trở thành nhà đầu tư hoặc trader thành công.

Cách tính toán lãi lỗ giao dịch tiền mã hóa

Mặc dù nghe có vẻ phức tạp, nhưng các phương pháp tính toán số tiền kiếm được, tức là lãi và số tiền bị mất, tức là lỗ, có thể đơn giản và chỉ cần đến phép toán đơn giản. Chúng tôi sẽ trình bày ba cách đơn giản để tính toán lãi lỗ ở bên dưới.

1. Giao dịch với giao dịch

Giao dịch với giao dịch là phương pháp phù hợp với trader tiền mã hóa tích cực. Để tính toán lãi lỗ bằng phương pháp giao dịch với giao dịch, bạn cần thực hiện hai bước.

Bước 1: Tính toán giá vốn và giá trị của mỗi giao dịch bằng đồng nội tệ.

Bước 2: So sánh chênh lệch giữa giá vốn và giá trị giao dịch để xác định lãi hoặc lỗ.

Lưu ý: Hãy nhớ tính cả phí giao dịch phát sinh như một phần của giá vốn.

Công thức:

Nếu chỉ có một cặp giao dịch:

Giá vốn = chi phí ban đầu của tài sản (bao gồm cả phí giao dịch)

Giá trị giao dịch = giá trị của tài sản tại thời điểm bán

Lãi = Giá trị giao dịch - giá vốn (bao gồm phí giao dịch)

Nếu có nhiều cặp giao dịch, hãy lưu ý những điều sau:

  1. Giá vốn của giao dịch thứ nhất A không giống như giá vốn của giao dịch thứ hai B. Thay vào đó, giá vốn mới của giao dịch thứ hai B sẽ là giá trị giao dịch của giao dịch thứ nhất A.

  2. Cộng tất cả lãi của mỗi giao dịch và trừ tất cả các khoản phí phát sinh. 

Ví dụ:

*Ngày và giá chỉ mang tính chất minh họa. Thông số này không phải là giá thực tế vào ngày được đề cập bên dưới.

*Xin lưu ý rằng ví dụ này sẽ không tính đến phí giao dịch để giúp phần giải thích dễ hiểu. Tuy nhiên, trader nên tính tất cả các khoản phí giao dịch như một phần của giá vốn.

Ngày 1 tháng 1 năm 2022

Bạn mua 1 BTC với giá 5.000 USD.

  • Giá vốn = 5.000 USD

  • Tài sản: 1 BTC

Ngày 1 tháng 2 năm 2022

Sau đó, bạn bán 1 BTC lấy 30 BNB tại thời điểm giá 1 token BNB là 250 USD.

  • Giá trị giao dịch = 7.500 USD (30 BNB x 250 USD) 

  • Lãi chưa ghi nhận = 2.500 USD (giá trị giao dịch 7.500 USD - giá vốn 5.000 USD)

Ngày 1 tháng 3 năm 2022

Sau đó, bạn bán 30 BNB lấy 5.000 SAND tại thời điểm giá 1 token SAND là 1,8 USD. 

Xin lưu ý rằng giá vốn mới của giao dịch tiếp sau sẽ là 7.500 USD do đây là chi phí của 30 BNB.

  • Tài sản: 5.000 SAND

  • Giá trị giao dịch = 9.000 USD (5.000 SAND x 1,8 USD)

  • Lãi chưa ghi nhận = 2.500 USD (9.000 USD - 7.500 USD)

Tổng lãi chưa ghi nhận của bạn trong quý đầu tiên của năm là 5.000 USD (lãi 2.500 USD + lãi 2.500 USD). Hãy nhớ tính cả phí giao dịch phát sinh trong quá trình giao dịch. Hãy nhớ rằng lãi chưa ghi nhận, mặc dù được định giá là 5.000 USD, còn phụ thuộc vào biến động thị trường và sẽ thay đổi theo giá của tài sản bạn đang nắm giữ (trong ví dụ này là SAND). Lãi sẽ được ghi nhận khi bạn bán tài sản này lấy tiền mặt. Để tránh biến động thị trường và nhận lãi, bạn nên chuyển đổi tài sản đang nắm giữ sang một stablecoin như BUSD, rồi bán lấy tiền mặt. 

2. Lãi/lỗ từ đầu năm đến nay (YTD)

Lãi/lỗ từ đầu năm đến nay (YTD) chỉ đơn giản là so sánh giá trị số dư của bạn vào đầu năm với cuối năm của một năm dương lịch. Phương pháp tính toán cụ thể này phù hợp hơn với các nhà đầu tư tiền mã hóa lâu dài áp dụng chiến lược HODL.

Lưu ý: Bạn sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch vào cuối năm thay vì tại thời điểm giao dịch.

Ví dụ:

Giả sử số dư của bạn vào đầu năm là:

  • 5.000 USD (1 BTC)

  • 0 USD

Giả sử số dư của bạn vào cuối năm là:

  • 0 USD

  • 5.000 SAND

Vào cuối năm, giá của token SAND là 2 USD, nghĩa là tổng giá trị danh mục đầu tư của bạn vào cuối năm là 10.000 USD.

Lãi chưa ghi nhận = 5.000 USD (Số dư danh mục đầu tư vào cuối năm - Số dư danh mục đầu tư vào đầu năm)

*Lãi chưa ghi nhận này sẽ không được ghi nhận cho đến khi bạn đổi sang một stablecoin như BUSD và rút tiền mặt. 

3. Vị thế mở và đóng

Bạn cũng có thể theo dõi hiệu suất bằng cách xem các vị thế mở và vị thế đóng. Vị thế mở là các giao dịch bạn đã thực hiện khi vào thị trường và sẽ trở thành vị thế đóng khi bạn thực hiện giao dịch theo hướng ngược lại. Ví dụ: nếu bạn mua 0,5 BTC, bạn sẽ có một vị thế mở. Nếu bạn bán 0,5 BTC đó, vị thế mở này sẽ trở thành vị thế đóng. 

Trong số vị thế mở, bạn có thể phân loại các vị thế theo nhiều cách khác nhau, bao gồm vị thế ngắn hạn, dài hạn, giá trị và đầu cơ. Bằng cách sắp xếp vị thế thành các danh mục khác nhau, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan rõ ràng hơn để theo dõi hiệu suất dựa trên từng danh mục, thay vì tất cả vị thế mở.

Đối với vị thế đóng, bạn có thể tải vị thế xuống dưới dạng bảng tính và sắp xếp riêng giao dịch có lãi với giao dịch không lãi bằng cách sử dụng phương pháp giao dịch với giao dịch đã đề cập ở trên. 

Bắt đầu hành trình tiền mã hóa của bạn

Nếu bạn chưa có vị thế mở hoặc đóng nào trên thị trường tiền mã hóa, nhưng muốn thử các mẹo với danh mục đầu tư này, bạn có thể bắt đầu tạo danh mục đầu tư với Binance ngay hôm nay. Trước khi mua tiền mã hóa, bạn nên DYOR (tự nghiên cứu) và xác định mục tiêu của mìnhbạn muốn giao dịch tiền mã hóa trong ngắn hạn hay phát triển danh mục đầu tư trong thời gian dài? Khi đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ tìm ra cách quản lý danh mục đầu tư mà bạn muốn. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu thêm thông tin về các loại tiền mã hóa khác nhauCoin NFT, Token Web 3, Token metaverse, Tiền mã hóa DAO, Stablecoin Token blockchain Lớp 1–trên Binance ngay hôm nay.

Tiếp theo, mua tiền mã hóa chỉ với 2 bước đơn giản trên sàn giao dịch Binance.

Bước 1: Nạp tiền vào tài khoản

Tiến hành nạp tiền pháp định bằng cách chuyển tiền qua ví điện tử hoặc chuyển khoản ngân hàng trên Binance. Hãy nhớ kiểm tra các kênh tiền pháp định hiện có để tìm đồng tiền bạn muốn. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết về “Cách nạp USD qua SWIFT

Không bắt buộc: Hãy đổi tiền pháp định sang BUSD hoặc USDT để giao dịch nhiều loại token hơn.

Bước 2: Mua tiền mã hóa

Mua token bằng cách sử dụng người dùng hoặc mua trực tiếp bằng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ.

Tổng kết

Theo dõi hiệu suất giao dịch là thói quen cơ bản nhưng quan trọng, có thể giúp bạn trở thành trader thành công. Hãy cân nhắc áp dụng các phương pháp tính toán trên để phát triển danh mục đầu tư nhanh hơn. Các phương pháp này rất linh hoạt và có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu tài chính cũng như phong cách giao dịch hoặc đầu tư. Nếu bạn là trader giao dịch trong ngày, phương pháp tính toán giao dịch với giao dịch có thể phù hợp với bạn hơn, còn YTD sẽ là lựa chọn lý tưởng với trader dài hạn. Bạn quan tâm? Hãy đăng ký tài khoản tạo danh mục đầu tư với Binance ngay hôm nay.

Hãy tham khảo mục FAQ sau để biết thêm thông tin hữu ích: