Mua Crypto
Thanh toán bằng
Thị trường
Giao dịch
Phái sinh
Earn
NFT
Doanh nghiệp
Bảng tin

Cách tự nghiên cứu (DYOR) khi đầu tư tiền mã hóa và vì sao bạn nên làm vậy!

2022-06-22

Các nội dung chính

  • Tự nghiên cứu hay DYOR là một cụm từ phổ biến trong cộng đồng tiền mã hóa.

  • DYOR thường liên quan đến việc tìm hiểu kỹ thông tin cơ bản của một dự án trước khi đầu tư vào dự án.

  • Cùng tìm hiểu lý do tại sao bạn cần tự nghiên cứu và cách các nhà đầu tư có kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu.

Tự nghiên cứu hay DYOR là một cụm từ thường được sử dụng trong nội dung giao dịch và đầu tư tiền mã hóa. Cùng tìm hiểu lý do và cách mọi người DYOR.

 

Hãy tự mình thẩm định. Hãy nhớ tự nghiên cứu. Hãy DYOR. Đây là những cụm từ thường xuyên xuất hiện trong thế giới tiền mã hóa. Nhưng chính xác thì “tự nghiên cứu” nghĩa là gì và mọi người tiến hành thẩm định như thế nào? Trong bài viết này, bạn sẽ biết lý do tại sao bạn luôn phải DYOR trước khi đầu tư và làm thế nào để bắt đầu nghiên cứu dự án đã thu hút sự quan tâm của bạn.

Trước khi tìm hiểu kỹ một dự án mà bạn đang quan tâm, tốt nhất bạn nên làm quen với thuật ngữ tiền mã hóa, phương pháp, cũng như các phân ngành (DeFi, NFT, GameFi, v.v.) để hiểu rõ thị trường mà bạn đang có ý định đầu tư. Binance Academy là nền tảng cung cấp kiến thức miễn phí, cho phép nhà đầu tư mới và nhà đầu tư có kinh nghiệm tìm hiểu thông tin chi tiết liên quan đến nhiều khía cạnh chính của ngành công nghiệp blockchain và tiền mã hóa. 

DYOR là gì?

Tự nghiên cứu hay DYOR là cụm từ phổ biến trong giới đam mê tiền mã hóa và thường được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư và giao dịch tiền mã hóa. Ý tưởng đằng sau thuật ngữ này là giảm số lượng nhà đầu tư thiếu hiểu biết bằng cách khuyến khích người dùng không làm theo người khác một cách mù quáng. Bất kỳ dự án hoặc lĩnh vực quan tâm mới nào đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi xem xét đầu tư.

Nhà đầu tư có thể xem xét nhiều yếu tố cơ bản khi nghiên cứu một dự án. Thành viên nhóm dự án cùng với nền tảng và lý lịch chuyên môn của thành viên, lộ trình dự án, thành công và thất bại trước đó, cũng như mức độ tham gia của cộng đồng đều là những yếu tố ban đầu có giá trị cần nên tìm hiểu. Bạn nên tham chiếu chéo thông tin chi tiết có liên quan từ một số nguồn có uy tín. Nghiên cứu kỹ lưỡng giúp đánh giá tính hợp lệ và tiềm năng của một dự án trước khi đầu tư. Do đó, hãy xem xét kỹ hơn một số tiêu chí chính mà dựa vào đó bạn có thể đánh giá dự án tiền mã hóa. 

Điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả việc DYOR kỹ lưỡng nhất cũng không phải là giải pháp hoàn hảo. Do thị trường tiền mã hóa luôn biến động, nên DYOR không thể loại bỏ rủi ro đầu tư kém hiệu quả mà chỉ có thể giúp đánh giá xác suất thành công của một dự án và hiểu rõ hơn về các mức độ rủi ro liên quan.

Tại sao cần phải DYOR?

Lý do chính của việc nghiên cứu là để thực hành giao dịch có trách nhiệm và tư duy kỷ luật nhằm giảm thiểu rủi ro. Đầu tư sẽ giống như đánh bạc nếu một người đầu tư nhiều tiền vào một sản phẩm mà không biết gì về sản phẩm đó. Hãy cùng xem một số lý do chính mà nhà đầu tư nên DYOR.

Nghiên cứu so với rủi ro 

DYOR giúp các cá nhân giảm bớt rủi ro của việc đưa ra quyết định không hợp lý khi đầu tư vào tiền mã hóa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số yếu tố mà nghiên cứu kỹ lưỡng có thể giúp các cá nhân tránh một khoản đầu tư kém hiệu quả. Ví dụ: tâm lý thị trường có thể khiến trader đầu tư vào một tài sản do tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ). Khi thị trường đi lên, một số nhà đầu tư có thể bị thu hút bởi sự thổi phồng, mua vì lo sợ bỏ lỡ cơ hội. Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng, nhà đầu tư có nhiều khả năng bị thiệt hại tài chính sau khi mua tài sản với mức giá cao.

Tương tự như vậy, khi có tâm lý FUD (sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ), nhà đầu tư có thể hoảng sợ bán tài sản dựa trên ảnh hưởng của những nhà bình luận và nhà đầu tư trên mạng xã hội. Những nhà đầu tư thuộc dạng “Non tay” có xu hướng hoảng sợ khi thị trường bắt đầu giảm và mức độ tiêu cực của cộng đồng tăng lên. Nếu không nghiên cứu thích hợp, nhà đầu tư có nhiều khả năng bán lỗ tài sản của mình khi bị ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường tiêu cực.

Ngoài ra, một số chiến thuật mà những kẻ xấu trong thế giới tiền mã hóa sử dụng được thiết kế để bẫy các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm — hoặc những người không nghiên cứu một cách kỷ luật.

Tấn công Sybil 

 Tấn công Sybil là việc kẻ xấu cố gắng có được tầm ảnh hưởng trên mạng thông qua việc tạo một loạt danh tính giả. Hình thức tấn công này có thể áp dụng cho một số lĩnh vực tiền mã hóa, nhưng trong ví dụ này, chúng tôi sẽ tập trung vào cách kỹ thuật tấn công này ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. 

Những kẻ lừa đảo có thể tạo nhiều tài khoản mạng xã hội để thảo luận về một dự án hoặc tài sản. Chúng sẽ cố gắng thổi phồng một dự án bằng cách tạo ra ảo tưởng về mức độ tham gia của cộng đồng và bắt đầu trao đổi với những người dùng thực trên mạng xã hội. Sau đó, cuộc trao đổi được củng cố thêm bằng mạng lưới các tài khoản mạng xã hội khác nằm trong sự kiểm soát của kẻ xấu. Việc này có thể tạo ra một ấn tượng sai lầm khiến nhiều người hào hứng với dự án. Nếu nhà đầu tư tiềm năng không nghiên cứu kỹ lưỡng về dự án cơ bản đang được quảng bá theo cách này, họ có thể dễ dàng đầu tư vào một tài sản có ít giá trị thực.

Shilling (Quảng cáo mồi)

Để thu hút sự chú ý của mọi người đến sản phẩm, thổi phồng và trao đổi, một số dự án sử dụng các kỹ thuật khác nhau để shilling tài sản kỹ thuật số. Nhiều người được trả tiền để thổi phồng hoặc quảng cáo mồi cho dự án thông qua kênh mạng xã hội và kênh cộng đồng. Các dự án hoặc tài sản sử dụng kỹ thuật quảng cáo mồi đôi khi có thể mời các nhà bình luận trực tuyến nổi tiếng và những người có tầm ảnh hưởng sử dụng nền tảng của mình và quảng bá dự án đến khán giả. Các trader non kinh nghiệm có thể bị thu hút bởi những lời quảng cáo cường điệu, đặc biệt là khi shilling thường được người mà họ theo dõi trình bày như một khuyến nghị thực sự. Nó thường không xuất hiện dưới dạng quảng cáo hoặc quảng bá và có thể khá tinh tế. Ví dụ: quảng cáo đó có thể được chèn vào như một phần của cuộc trao đổi hoặc đánh giá sản phẩm. Những nhà đầu tư dựa vào ý kiến của người có tầm ảnh hưởng hơn là tự mình nghiên cứu có thể dễ dàng mua phải tài sản có vấn đề.

Lời nhắc hữu ích 

Mục đích của DYOR là để nhắc nhở mọi người rằng các khoản đầu tư chỉ hiệu quả khi được nghiên cứu kỹ lưỡng — và thậm chí không có gì đảm bảo thành công sau đó. Rủi ro thể hiện chi phí đi kèm với cơ hội kiếm lãi vốn mà hoạt động đầu tư mang lại. Tốt nhất là nhà đầu tư nên trang bị cho mình đủ kiến thức và tiến hành nghiên cứu để đưa ra quyết định sáng suốt và giảm bớt rủi ro.

Làm thế nào để nghiên cứu tiền mã hoá? Các cách DYOR phổ biến 

Vậy là chúng ta đã biết lý do tại sao DYOR lại quan trọng. Giờ hãy cùng xem một số phương pháp mà trader và nhà đầu tư sử dụng để nghiên cứu phù hợp.

  1. Vai trò của phân tích cơ bản trong DYOR

  2. Phân tích whitepaper của dự án

  3. Nghiên cứu các con số 

  4. Tìm nguồn thông tin uy tín 

  5. Trau dồi kiến thức về tiền mã hóa với Binance Academy

  6. Thuê một cố vấn tài chính chuyên nghiệp

Vai trò của phân tích cơ bản trong DYOR

Tự nghiên cứu nghĩa là tìm hiểu kỹ hơn về dự án. Việc này liên quan chặt chẽ đến phân tích cơ bản (FA), một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tài chính để xác định giá trị nội tại của một tài sản hoặc doanh nghiệp. Trên thị trường tài chính truyền thống, FA thường được sử dụng để phân tích các cơ hội đầu tư tiềm năng, cùng với các phương pháp phân tích thị trường khác như phân tích kỹ thuật (TA) và phân tích tâm lý thị trường.

Phân tích whitepaper của dự án

Trader và nhà đầu tư nên duy trì thói quen truy cập thẳng nguồn thông tin, đồng thời đọc whitepaper, báo cáo ý tưởng, trang web và các tài liệu tiếp thị khác của dự án. Whitepaper là tài liệu đáng tin cậy thường được viết bởi nhóm phát triển dự án, trong đó nhóm đặt ra một vấn đề và giải thích cách sản phẩm, công nghệ hoặc token của nhóm giải quyết vấn đề đó. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các nguồn thông tin này để đánh giá kỹ lưỡng sứ mệnh, tầm nhìn và kế hoạch phát triển của dự án. Nhóm đang cố gắng thu hẹp khoảng cách gì? Vấn đề trong thế giới thực có ảnh hưởng đến một lượng lớn dân số không? Giải pháp đề xuất có khả thi không?

Nếu tầm nhìn nghe có vẻ không khả thi, đồng thời không có lộ trình rõ ràng để đạt được, thì đó có thể là dấu hiệu của một dự án quá tham vọng và ít có khả năng thực hiện đúng cam kết mà dự án đó đưa ra.

Nghiên cứu các con số 

Các con số liên quan đến dự án và tài sản kỹ thuật số của dự án có thể cung cấp cho nhà đầu tư nhiều thông tin. Ví dụ, số lượng trang mạng xã hội và kênh cộng đồng của dự án có thể là một chỉ báo hiệu quả về mức độ phổ biến của dự án. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với bot và tài khoản giả, do chúng có thể tạo ấn tượng không đúng về cách người khác nhìn nhận dự án và sản phẩm của dự án. Mức độ tham gia của cộng đồng như thế nào? Cuộc trò chuyện có chủ động và tự nhiên không? Có một số công cụ để kiểm tra xem số lượng người theo dõi tài khoản mạng xã hội có chính xác hay không.

Giá tài sản, giá trị vốn hóa thị trường, lượng cung lưu hành, tổng nguồn cung, số lượng người dùng hoạt động hằng ngày, tỷ lệ phân bổ chủ sở hữu token và khối lượng giao dịch trong 24 giờ đều cung cấp các thông tin chi tiết có giá trị. Bằng cách nghiên cứu những con số này, bạn có thể đánh giá hoạt động của các nhà đầu tư và người dùng khác theo thời gian. Bạn cũng có thể kết hợp những yếu tố này với các yếu tố như cột mốc lộ trình và kế hoạch tiếp thị để có được bức tranh tổng thể.

Nhiều dự án sẽ công bố chi tiết về mô hình kinh tế học của token khi ra mắt. Những thông tin này có thể phác thảo cách thức phân bổ token của dự án và hình thức thưởng khuyến khích cho hoạt động của cộng đồng. Mô hình kinh tế học của token cũng có thể cung cấp các thông tin chi tiết hấp dẫn như thời gian vesting của người sáng lập và nhóm dự án.

Hầu hết blockchain đều ghi lại tất cả giao dịch một cách công khai và bất kỳ ai cũng có thể xem giao dịch bằng cách sử dụng block explorer. Một số trình tổng hợp dữ liệu trên chuỗi như Glassnode và IntoTheBlock cũng có thể giúp tiết lộ thêm thông tin về các thông số của tài sản.

Tìm nguồn thông tin uy tín 

Nhiều nguồn thông tin liên quan đến tiền mã hóa trên các trang mạng xã hội và kênh truyền thông chính thống đang cạnh tranh để thu hút sự chú ý. Khi xem phần bình luận và bối cảnh trên các kênh như vậy, nhà đầu tư nên nghiên cứu về các kênh đó như nghiên cứu về chính dự án. Các kênh này lấy kinh nghiệm từ đâu? Các kênh này được thành lập như thế nào? Thông tin có khách quan và trung thực không?

Trau dồi kiến thức về tiền mã hóa với Binance Academy

Nhiều đường liên kết trong bài viết này dẫn đến Binance Academy, nền tảng cung cấp miễn phí kiến thức về tiền mã hóa và blockchain. Binance Academy có một bảng chú giải thuật ngữ tiền mã hóa và thư viện chủ đề dành cho những người muốn trau đồi kiến thức về tiền mã hóa. Ngoài nội dung về NFT,  metaverse và các chủ đề cơ bản khác về tiền mã hóa, còn có một số bài viết thuộc cấp độ trung cấp nâng cao.

Bạn nghĩ mình là chuyên gia về tiền mã hóa? Hãy làm bài quiz về Lịch sử Bitcoin, bài quiz về Bảng chú giải thuật ngữ hoặc bài quiz về Tấn công giả mạo để xem bạn có trả lời đúng tất cả câu hỏi không nhé!

Thuê một cố vấn tài chính chuyên nghiệp

Một số người thuê các chuyên gia phân tích thị trường và nghiên cứu dự án cho họ. Mặc dù phương pháp thuê ngoài này có thể giúp tiết kiệm thời gian và công sức, nhưng bạn nên lưu ý rằng bạn đang mạo hiểm nhờ một bên thứ ba thẩm định cho bạn. 

Tổng kết

 Thị trường tiền mã hóa cực kỳ biến động, vì vậy điều quan trọng cần nhớ là dù bạn nghiên cứu kỹ đến mức nào thì vẫn không thể đảm bảo đầu tư thành công. Để giảm bớt rủi ro, nhà đầu tư có thể trang bị kiến thức về dự án mà mình đang muốn đầu tư. Có nhiều thứ cần tìm hiểu trên thị trường tiền mã hóa; nhà đầu tư càng chịu khó trau dồi kiến thức, thì sẽ càng đưa ra các quyết định sáng suốt hơn. Trên tinh thần giao dịch có trách nhiệm, hãy cân nhắc tự nghiên cứu thông qua các nguồn như Binance Academy.

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch tiền mã hóa là hoạt động chịu rủi ro thị trường rất cao. Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất giao dịch nào của bạn. Các tuyên bố đưa ra trong bài viết này chỉ mang tính chất phổ biến kiến thức và không được xem là lời khuyên tài chính hoặc khuyến nghị đầu tư.