​Vì sao nên bắt đầu nắm kiến thức về giao dịch Bitcoin/tiền mã hoá ngay hôm nay?

2021-08-09

Tính chất biến động thường xuyên của mình, tiền mã hoá mang đến nhiều cơ hội hơn cho các trader so với các thị trường truyền thống như chứng khoán và forex. Nếu bạn là nhà đầu tư lựa chọn khuynh hướng "hodl", đừng quên rằng việc hodl chỉ tạo ra lợi nhuận khi giá thị trường tăng mà thôi. Ngược lại, giao dịch sẽ mang đến cho bạn sự linh hoạt để tạo lợi nhuận trong cả bối cảnh thị trường tăng lẫn giảm. 

Sự biến động trên thị trường tiền mã hoá luôn được xem là cơ hội cho để các trader tận dụng các đợt biến động giá lớn, bất chấp nhiều ý kiến đa chiều khác nhau, yếu tố biến động giá hoàn toàn không phải là đều xấu nếu bạn thực hiện việc nghiên cứu, giao dịch có trách nhiệm và phát triển một hệ thống quản lý rủi ro vững chắc cho việc đầu tư của mình. 

Việc nắm vững kiến thức về giao dịch tiền mã hoá đã dần trở nên phổ biến với các trader có mong muốn đầu tư trong cả thị trường biến động theo xu hướng tăng và giảm. Chứng minh cho điều này, chúng ta có những con số và con số không bao giờ nói dối. Trong vài năm vừa qua, sự biến động đã khiến việc giao dịch Bitcoin trở thành một cơ hội sinh lợi nhiều hơn so với các thị trường truyền thống khác. 

Từ ngày 01/01 đến ngày 06/06, giá Bitcoin đã tăng khoảng 25%. Con số này thậm chí còn bao gồm đợt điều chỉnh lớn từ mức giá cao nhất mọi thời đại là 64.900 USD mà Bitcoin đạt được vào tháng 4 năm 2021. Trong cùng kỳ, S&P 500 tăng 12%, chưa bằng một nửa mức tăng mà chúng tôi ghi nhận với BTC/USD.

Hãy cùng xem xét một ví dụ nhé. Hãy tưởng tượng bạn đã đầu tư 1.000 USD vào quỹ theo dõi S&P 500 vào ngày 1 tháng 1 năm 2021. Khoản đầu tư này sẽ kiếm về được 120 USD lợi nhuận vào ngày 6 tháng 6. Nếu khoản đầu tư 1.000 USD đó là cho Bitcoin, bạn sẽ kiếm được 250 USD vào ngày 6 tháng 6.

Việc giao dịch Bitcoin các loại tiền mã hoá khác cũng có thể mang lại lợi nhuận trong các thị trường giảm giá. Một trader short BTC vào ngày 15/04 ở mức giá khoảng 64.000 USD và đóng vị thế của mình ở giá 30.300 USD vào ngày 19/05 sẽ có thể thu về lợi nhuận 50% chỉ trong vòng năm tuần.

 Biểu đồ hàng ngày BTC/USD do Tradingview cung cấp

Vào năm 2020, Bitcoin đã tăng 302%, Ethereum tăng 464% và BNB tăng 155%. Tất nhiên, việc đưa ra thời điểm đúng để thoát thị trường cần một sự quyết định và suy xét đúng đắn. Tăng hoặc giảm, bạn luôn có thể tìm được lợi thế cho mình trong thị trường tiền mã hoá. Trước khi bạn đầu tư tiền của mình, chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên thực hiện nghiên cứu và nắm rõ các khái niệm cốt lõi của giao dịch tiền mã hoá trước tiên.

Tại sao bạn nên nắm kiến thức về giao dịch Bitcoin/tiền mã hoá?

Có hai cách để đầu tư vào tiền mã hoá. Bạn có thể mua tài sản cơ bản, giữ và suy đoán rằng giá sẽ tăng hoặc bạn có thể giao dịch tiền mã hoá và kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mở và giá đóng trên vị thế của mình. 

Khi tham gia giao dịch tiền mã hoá, bạn có thể tiếp cận các cơ hội ngắn hạn và cả dài hạn. Dù là trader theo khuynh hướng nào, bạn cũng có thể mở vị thế kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm nếu cái bạn nhìn thấy là một bức tranh thị trường lớn hơn. 

Nếu bạn chọn ngắn hạn hoặc thậm chí giao dịch trong ngày, bạn có thể mở các giao dịch chỉ kéo dài trong vài giờ, vài phút hoặc thậm chí chỉ vài giây. Dù là trader dài hạn hay ngắn hạn, bạn vẫn nên tìm hiểu các sắc thái của thị trường tiền mã hoá để tránh việc gặp rủi ro bởi sự biến động.  

Blockchain được cho là chìa khoá mở ra các bước đột phá cho mọi ngành công nghiệp theo một cách từng có, và tiền mã hoá sẽ sớm ảnh hưởng đến mọi thứ trong các năm và thập kỷ tiếp theo. Nắm bắt thị trường tiền mã hoá hôm nay và sẵn sàng cho thị trường tài chính trong tương lai.  

Đừng quên, kiến thức chính là sức mạnh, và nguyên tắc này luôn đúng trong thị trường tiền mã hoá.  Hãy rèn luyện thêm sự hiểu biết của bạn về tiền mã hoá cũng như động thái của nó, xác định được những đối tượng tham gia thị trường, các tin tức tốt lẫn xấu, các đợt điều chỉnh, các cấp thanh khoản lớn, đặc điểm của thị trường token và tác động của chúng.

Giao dịch tiền mã hoá là gì?

Có nhiều lựa chọn để giao dịch tiền mã hoá. Một số nền tảng cung cấp dịch vụ giao dịch spot, thị trường phái sinh và thị trường OTC tập trung vào các trader cá nhân, trong khi những nền tảng khác cung cấp giao dịch định lượng dành cho các tổ chức lớn. Tuy nhiên, chỉ có một số ít sàn như Binance có thể mang đến đa dạng lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho mọi nhà đầu tư.

Các loại giao dịch khác nhau bao gồm: 

1. Giao dịch Spot (giao ngay) : Giao dịch Spot với tiền mã hoá là loại hình giao dịch các trader mua và bán tài sản kỹ thuật số sử dụng giá trị hiện tại là giá thanh toán. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện trong thời gian thực, vị thế của bạn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá và kết quả giao dịch của bạn được cấu thành khi bạn đóng vị thế.

2. Giao dịch định lượng : Các nhà giao dịch định lượng thường làm việc theo nhóm hoặc tổ chức, dựa vào phân tích định lượng và các mô hình toán học để xác định xác suất. Trọng tâm toán học giúp nâng cao việc sử dụng dữ liệu cho giao dịch và giảm các yếu tố ra quyết định theo cảm tính.

3. Giao dịch phái sinh : Giao dịch phái sinh tiền mã hoá là giao dịch với các tài sản phái sinh, đại diện cho giá trị của tài sản cơ sở hoặc một tập hợp tài sản. Giao dịch phái sinh thường được sử dụng để bảo hiểm rủi ro, cho phép các nhà giao dịch giảm rủi ro khi tiếp xúc với các khoản đầu tư khác. Bạn không cần phải sở hữu tài sản và nó có thể là một công cụ để đầu cơ.

4. Giao dịch OTC : Giao dịch phi tập trung - Over-the-counter là thị trường được giao dịch trong một mạng lưới các nhà môi giới và đại lý phi tập trung thay vì một sàn giao dịch tập trung. Thị trường OTC thường cung cấp tính thanh khoản cao hơn so với các sàn giao dịch truyền thống.

5. Hợp đồng tương lai tiền mã hoá : Bạn có thể mua và bán hợp đồng tương lai tiền mã hoá , còn được gọi là hợp đồng tương lai - futures trên Binance và kiếm tiền qua hình thức giao dịch này. Hợp đồng tương lai là hợp đồng phái sinh tài chính cho một tài sản cụ thể, trong trường hợp này là tiền mã hoá, trong đó các bên đặt giá thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một ngày xác định trong tương lai.

Các nhà giao dịch có thể tiếp cận với không gian tiền mã hoá mà không cần phải mua và giữ tài sản cơ bản. Bạn cũng có thể giao dịch hợp đồng tương lai cho những ngày cụ thể như hợp đồng hàng tháng hoặc hàng quý. Thông tin chi tiết về giao dịch hợp đồng tương lai có thể được tìm thấy tại đây .

Tìm hiểu về cách giao dịch tiền mã hoá đúng cách

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã từng đưa ra hai quy tắc đầu tư cơ bản của mình: Quy tắc số một: Không bao giờ để mất tiền. Quy tắc số hai: Đừng bao giờ quên quy tắc số một. Đơn giản, đúng không nào? Nhưng nhìn vậy mà không phải vậy đâu! 

Bạn sẽ dễ dàng gặp phải cả những chiến thắng và thua lỗ lớn khi giao dịch hoặc đầu tư vào thị trường tài chính. Sẽ không có chiến thắng vĩnh cửu trên thị trường nếu không thì ắt hẳn ai trong chúng ta giờ cũng đã giàu có và thành công rồi! Bí quyết thực sự là trong con đường giao dịch của mình, bạn có thể sở hữu một tỷ lệ thắng/thua tích cực trong đó chiến thắng của bạn nổi bật hơn thua. Trước khi bắt đầu giao dịch với số vốn quý giá mà bạn đã dành dụm, bạn sẽ cần phải nắm bắt vài điều cơ bản trước. 

Dưới đây là một số điều cơ bản bạn cần biết: 

  • Quản lý rủi ro : Biết cách quản lý rủi ro một cách chính xác sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ chịu thua lỗ lớn khiến danh mục đầu tư của bạn gặp rủi ro. Đừng bao giờ all-in! Mọi chuyên gia đều đồng ý rằng các trader không nên mạo hiểm phần lớn danh mục đầu tư của mình cho một tài sản duy nhất.

  • Luôn rèn luyện : Cách duy nhất để học và hiểu giao dịch tiền điện tử là thông qua kinh nghiệm và thực hành. Hãy thử các chiến lược giao dịch khác nhau và thực hành chúng trong tài khoản thử trước khi sử dụng tiền thật của mình.

  • Theo dõi thị trường : Luôn cập nhật tin tức và các cập nhật mới nhất trong ngành tiền mã hoá, bao gồm cả sự phát triển công nghệ và biểu giá. Theo dõi các chuyên gia và những người có ảnh hưởng, những người mang đến các lời khuyên và mẹo hay để giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt.

Giao dịch vs. đầu tư - đâu là sự khác biệt ?

Chúng ta đã biết rằng giao dịch là nghệ thuật suy đoán sự biến động của giá cả nhưng không bao giờ sở hữu tài sản thực tế. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét sự khác biệt giữa các cách khác nhau để đầu tư vào tài sản tiền mã hoá. 

Như Binance Academy đã đề cập trong Hướng dẫn hoàn chỉnh về giao dịch tiền mã hoá cho người mới bắt đầu , đầu tư là phân bổ nguồn vốn với kỳ vọng tạo ra lợi nhuận trong dài hạn.

"Trong các thị trường tài chính, điều này thường bao hàm việc đầu tư vào các công cụ tài chính với hy vọng bán chúng sau này với giá cao hơn." Không giống như giao dịch tiền mã hoá, bạn sẽ không bao giờ có thể có lời nếu tài sản giảm giá trị. 

Sự khác biệt chính khi đầu tư vào tiền mã hoá nằm ở chỗ là bạn thực sự sở hữu tài sản cơ bản. Nếu bạn mua bitcoin, bạn lưu trữ nó trong ví, quản lý bảo mật và sau đó đến một sàn giao dịch để bán nó. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư thường nhìn thấy lợi nhuận trong dài hạn và họ không quan tâm đến sự biến động ngắn hạn. 

Tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về tiền mã hoá ở đâu?

Như đã đề cập trước đó, kiến thức là phần cơ bản nhất của việc bắt đầu tham gia giao dịch. Bất kỳ ai muốn bắt đầu giao dịch tiền mã hoá cũng nên học cách thực hiện đúng cách. Giao dịch Ethereum, BNB, Dogecoin hoặc Bitcoin có thể mang đến cho bạn cơ hội đầu tư nếu bạn biết cách xác định các điều kiện thị trường phù hợp và tận dụng chúng.

Binance Academy là một trong những trang cung cấp tài nguyên kiến thức hàng đầu để tìm hiểu thêm về giao dịch tiền mã hoá và công nghệ đằng sau blockchain và crypto, giúp bạn có nắm rõ hơn tổng thể về toàn bộ hệ sinh thái tiền mã hoá và các tài sản khác nhau của nó.

Một tài nguyên tuyệt vời khác mà cả người mới bắt đầu lẫn các nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể tham khảo là Binance Blog . Bạn sẽ tìm thấy tin tức và cập nhật từ sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu thế giới, cùng với các bài bình luận và đánh giá về ngành cũng như các tài sản khác nhau trong thị trường tiền mã hoá. 

Giao dịch tiền mã hoá và tương tác giá

Tính biến động cao, điều kiện thị trường và quản trị phi tập trung làm cho tiền mã hoá trở thành một lĩnh vực đầu tư thú vị. Trước khi bạn bắt đầu đặt lệnh, hãy tìm hiểu nghệ thuật giao dịch tiền mã hoá, hiểu tin tức và nghiên cứu cách các tài sản khác nhau phản ứng với những phát triển mới.

Điều gì tác động đến giá tiền mã hoá?

  • Nguồn cung của tiền mã hoá : Hãy kiểm tra có bao nhiêu đồng tiền trên thị trường và hiểu cách hoạt động của các pool. Ví dụ: hoạt động khai thác Bitcoin sẽ dừng lại khi 21 triệu đồng được khai thác toàn bộ, có nghĩa là sẽ không còn bitcoin nào được sản xuất nữa. Tìm hiểu về khái niệm halving . Trong trường hợp của bitcoin, đợt halving cuối cùng là vào tháng 5 năm 2020 và đợt tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2024.

  • Tin tức : Theo dõi tin tức về thế giới tiền mã hoá, cả tin tốt lẫn xin xấu, cùng những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng, theo dõi những gì họ nói và bình luận về bitcoin và altcoin.

  • Các sự kiện quan trọng : Hầu hết các loại tiền mã hoá đều phải đối mặt với các quy chế, các đợt hard fork và soft fork và các phát triển kỹ thuật như tiến trình hợp đồng thông minh, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến biến động giá của tài sản.

  • Tích hợp : Bất kỳ sự tích hợp và phát triển nào của blockchain và công nghệ tiền mã hoá cũng sẽ ảnh hưởng đến giá của tài sản kỹ thuật số có liên quan. Hãy nhớ rằng giá trị của một Altcoin hoặc Bitcoin thường luôn gắn liền với giá trị mạng.

Lợi ích lớn nhất từ việc nắm bắt kiến thức về giao dịch tiền mã hoá sẽ không phải là tiền, mà là một phiên bản mới của chính bạn. Giao dịch sẽ giúp bạn hình thành một tư duy có thể suy nghĩ độc lập, đòi hỏi bạn phải quản lý cảm xúc của mình, kiểm tra các ý kiến khác nhau, đưa ra kết luận của riêng mình và đưa ra quyết định sáng suốt nhất. 

Hãy tham khảo mục FAQ sau để biết thêm thông tin hữu ích:

Giao dịch tiền mã hóa là hoạt động chịu rủi ro thị trường rất cao. Binance không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất giao dịch nào của bạn. Các ý kiến và tuyên bố trên không được xem là lời khuyên tài chính