Ngoài những tin tức đặc thù liên quan đến lĩnh vực crypto, thì các tin tức kinh tế, vĩ mô cũng ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường này. Chính vì vậy, tìm hiểu về các tin tức, chỉ số vĩ mô nào sẽ ảnh hưởng đến thị trường là điều khá là quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên biết đặc biệt là đối với trader đánh sóng ngắn. Dưới đây là một số tin tức kinh tế vĩ mô mọi người nên để ý
I/ Các chỉ số kinh tế quan trọng Các tin tức vĩ mô quan trọng nhất ảnh hưởng đến crypto là những thông tin liên quan đến sức mạnh đồng USD và chính sách lãi suất của FED. Nếu đồng USD yếu đi và lãi suất giảm xuống thì thị trường tài chính sẽ được hưởng lợi. Vì vậy, các dữ liệu ảnh hưởng đến quyết định của FED trong việc tăng giảm lãi suất như: lạm phát mỹ, sức mạnh của nền kinh tế… thì đều ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử. Nổi bật nhất trong số đó là:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) là một chỉ số được sử dụng để đo lường sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ phổ biến được tiêu dùng bởi người dân trong một khu vực cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Người ta sẽ dựa vào dữ liệu CPI để đánh giá mức tác động của lạm phát nên đời sống tiêu dùng của người dân. Sau đó, căn cứ vào dữ liệu này, các chính sách kinh tế sẽ được điều chỉnh để đảm bảo ổn định giá cả và nền kinh tế. Chính vì vậy, CPI tác động mạnh mẽ đến chính sách về lãi suất của FED và các quyết định của Ngân hàng TW.
Mức độ ảnh hưởng: Lớn
Thời gian công bố: Thường vào nửa đầu mỗi tháng
Tác động tới thị trường: Kết quả thấp hơn dự báo là tốt, còn cao hơn dự báo là xấu.
Cụ thể:
Nếu CPI giảm mạnh so với đợt trước, hoặc thấp hơn dự báo, sẽ làm giảm áp lực về lạm phát. Từ đó FED có thể đạt mục tiêu giảm phát sớm mà không cần tăng lãi suất quá nhiều, thậm chí còn hạ lãi suất. Điều này sẽ khiến thị trường tài chính tăng trong ngắn hạn.
Nếu CPI cao hơn dự đoán, có thể tạo áp lực về lạm phát, dẫn đến FED thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất, và sẽ khiến thị trường tài chính khó khăn
2. Các quyết định của FED về lãi suất
Mỗi năm, FED sẽ có những đợt họp để quyết định về lãi suất cũng như chính sách tiền tệ của Mỹ. Các quyết định này sẽ tác động trực tiếp đến sức mạnh đồng USD cũng như kinh tế Mỹ. Hành động của FED khi quyết định lãi suất được toàn bộ giới tài chính trên thế giới chú ý.
Mức độ ảnh hưởng: Lớn
Thời gian công bố: Thường có 8 đợt mỗi năm. Cuộc họp thường diễn ra vào các tháng đầu tiên, thứ ba và thứ tư của mỗi quý
Tác động tới thị trường: Giảm lãi suất thường được coi là tin tức tích cực với thị trường tài chính nói chung
Cụ thể:
Khi FED tăng lãi suất, các nhà đầu tư có thể chuyển tiếp tài sản của họ từ tiền điện tử sang các tài sản truyền thống như chứng khoán hoặc trái phiếu, để tận dụng lợi suất cao hơn. Tuy nhiên, nếu FED giảm lãi suất, nhà đầu tư có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư sinh lời hơn trong Crypto.
Tác động đến tâm lý thị trường: Quyết định lãi suất của FED có thể tạo ra tác động tâm lý đến thị trường tiền điện tử. Nếu FED tăng lãi suất hoặc diễn đạt quan ngại về lạm phát, có thể gây ra sự lo ngại và không chắc chắn trong thị trường tiền điện tử, làm giảm đà tăng giá hoặc thậm chí gây ra sự điều chỉnh giá. Ngược lại, nếu FED giảm lãi suất hoặc diễn đạt sự ủng hộ về chính sách tiền tệ nới lỏng, có thể tạo ra sự lạc quan và động lực tăng giá trong thị trường tiền điện tử.
3. Bản tin Non-Farm Bảng tin Nonfarm Payroll (NFP) là một báo cáo thống kê hàng tháng được công bố bởi Bộ Lao động Hoa Kỳ, đo lường số lượng việc làm mới được tạo ra bên ngoài ngành nông nghiệp trong tháng trước đó tại Hoa Kỳ. NFP là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình thị trường lao động và tình hình kinh tế của Hoa Kỳ.
Bảng tin NFP bao gồm 3 chỉ số chính là: số lượng việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp và tiền lương trung bình hàng giờ.
Bảng tin NFP thường được công bố vào đầu tháng, là một trong những chỉ báo kinh tế quan trọng nhất của Mỹ và có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính toàn cầu. Nó giúp nhà đầu tư, nhà quản lý quỹ và nhà hoạch định chính sách đánh giá tình hình của thị trường lao động và có thể đưa ra các quyết định liên quan đến đầu tư và quản lý rủi ro
Mức độ ảnh hưởng: Lớn
Thời gian công bố: Thường vào thứ 6 đầu tháng
Bản tin Non-farm ảnh hưởng đến crypto:
Bảng tin Nonfarm có thể tạo ra biến động trong thị trường tiền tệ, đặc biệt là đồng USD. Khi bảng tin Nonfarm cho thấy sự tăng trưởng mạnh trong việc làm, có thể tạo ra sự tăng cường đồng USD và làm giảm giá trị các tiền điện tử so với USD. Ngược lại, khi bảng tin Nonfarm thất vọng, đồng USD có thể yếu đi, làm tăng giá trị các tiền điện tử.
4, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product, tức là tổng sản phẩm quốc nội. Đây là chỉ số dùng để đo lường sản xuất tổng hợp của một nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một quý hoặc một năm). GDP là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất bởi các doanh nghiệp, cá nhân và trong một quốc gia, không tính các sản phẩm và dịch vụ mà quốc gia nhập từ nước ngoài.
GDP có thể coi là một chỉ số quan trọng của sức mạnh kinh tế của một nước và thường được dùng để so sánh với các nước khác. Nó cũng có thể được sử dụng để đánh giá tình hình kinh tế của một nước trong thời gian và để quản lý các chính sách kinh tế.
Thường GDP sẽ có 3 đợt công bố là Advance, Preliminary và Final. Đặc biệt, Advance GDP công bố sớm nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất.
Sức ảnh hưởng: Lớn
Thời gian công bố: 30 ngày sau mỗi quý
Tác động tới thị trường: Kết quả thấp hơn dự báo là tốt cho crypto và ngược lại
Ảnh hưởng của GDP ảnh hưởng đến thị trường crypto:
Khi GDP tăng, điều này cho thấy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó, có thể kéo theo sự tăng giá trị của đồng tiền của quốc gia đó. Điều này khiến USD tăng trưởng và trong bối cảnh hiện tại FED có thể dựa vào đây để duy trì chính sách lãi suất đang thắt chặt của mình. Việc này sẽ khiến crypto có thể gặp khó.
Nếu GDP giảm hoặc không đạt kỳ vọng, điều này có thể làm giảm giá trị đồng tiền của quốc gia đó và gây ra sự sụt giảm trong thị trường tiền điện tử. Điều này có thể sẽ khiến USD giảm và FED nới lỏng chính sách tiền tệ. Qua đó nhà đầu tư có thể đổ tiền vào thị trường crypto như một cách để bảo vệ giá trị tài sản trước sự suy thoái kinh tế.
5. Chỉ số giá sản xuất (PPI)
Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index – PPI) là một chỉ số đo lường sự thay đổi của giá cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi các công ty trong một khu vực cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số PPI thường được sử dụng như một thước đo để đánh giá sức ép lên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất, và thường được xem là một chỉ báo đi kèm với CPI. Các chính sách kinh tế sẽ căn cứ vào PPI, từ đó điều chỉnh lãi suất nhằm mục đích ổn định giá cả và nền kinh tế.
Sức ảnh hưởng: Lớn
Thời gian công bố: Thường vào nửa đầu mỗi tháng
Tác động tới thị trường: Kết quả thấp hơn dự báo là tốt cho crypto và ngược lại
Chỉ số PPI ảnh hưởng gì đến crypto:
Khi PPI tăng tốt hơn so với dự báo thì có nghĩa kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, qua đó kỳ vọng sẽ kéo theo sự tăng giá của đồng USD. Điều này khiến thị trường crypto có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Ngược lại, nếu chỉ số sản xuất thấp hơn kỳ vọng hoặc có dấu hiệu suy giảm, giá trị thị trường crypto có thể tăng lên do các nhà đầu tư đổ tiền vào crypto như một cách bảo vệ trước nguy cơ suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, tác động của chỉ số sản xuất lên thị trường crypto có thể không rõ ràng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
6. Cuộc họp của FOMC
Ngoài các đợt quyết định lãi suất của FED thì thông thường trong tháng, FOMC sẽ có một đợt họp riêng để công bố thống nhất các chính sách và nhận định về nền kinh tế Mỹ. Trong các cuộc họp này sẽ có mặt các nhân vật cấp cao của FED cũng như FOMC và họ sẽ nói những quan điểm của mình về kinh tế Mỹ. Các quan điểm đấy có thể sẽ bao gồm những nhận định về các vấn đề liên quan đến tiền điện tử như tình hình lạm phát, chính sách lãi suất, hay thậm chí thi thoảng là những suy nghĩ pháp lý về crypto. Nếu điều này xảy ra thì thị trường tiền điện tử sẽ có phản ứng.
Phát biểu của chủ tịch FED Jerome Powell
Trong cuộc họp của FOMC, thì chủ tịch FED Jerome Powell cũng thường sẽ có bài phát biểu riêng. Nội dung bài phát biểu sẽ có những quan điểm về định hướng, chính sách FED cũng như dự báo mục tiêu của FED về lãi suất, lạm phát, kinh tế Mỹ… Điều này sẽ khiến thị trường tiền điện tử biến động.
7. Cuộc họp của ngân hàng TW Châu Âu (ECB)
Ngoài các quyết định của FED, thì các cuộc họp hàng kỳ của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) thỉnh thoảng sẽ có ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế giới cũng như thị trường tiền điện tử.
Thông thường, những cuộc họp này sẽ định hình chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Trong một số bối cảnh kinh tế nhất định (ví dụ như kinh tế đối diện khủng hoảng hoặc chiến tranh), sự kiện này sẽ có ảnh hưởng đáng kể lên thị trường Crypto.
II/ Cách cập nhật các thông tin, chỉ số vĩ mô nhanh nhất
Mỗi khi có thông tin mới được đưa ra, thị trường sẽ biến động khá mạnh, vì vậy việc cập nhật các thông tin nhanh chóng, chính xác nhất là vô cùng quan trọng. Có nhiều cách để bạn tìm “nguồn” theo dõi, nhưng dưới đây là một số cách mình hay lựa chọn:
Theo dõi trên Vnwallstreet. Tại đây, họ có thông tin chi tiết về các lịch kinh tế sắp diễn ra, và đánh dấu mức độ quan trọng của chúng.
Theo dõi trên investing.com/economic-calendar. Website này cũng cung cấp nhiều dữ liệu về các lịch kinh tế để bạn theo dõi.
Theo dõi website Truflation, đây là trang web thống kê các chỉ số kinh tế quan trọng như CPI,..
Theo dõi một số kênh cộng đồng nổi tiếng ví dụ mình thấy HC Capital họ cập nhật khá nhanh nhạy về các tin tức vĩ mô ngoài ra HC còn phân tích lịch sử những lần thông tin này được tung ra ảnh hưởng đến thị trường như nào nữa.
Lưu ý thêm:
Nếu những tin tức này dễ đoán thì giá đã chạy trước tin tức rồi vì vậy cần kết hợp tình hình chung thị trường và phân tích kỹ thuật nữa.
Khi tin tức được tung ra và thị trường đã quá quen thì khả năng tin tức này sẽ không còn ảnh hưởng quá nhiều.C